Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

Một phần của tài liệu Tài liệu De_hoc_tot_ngu_van_6-2 (Trang 132 - 137)

I. về Thể loạ

Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

I. Kiến thức cơ bản 1. Lỗi thiếu chủ ngữ

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:

(1) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lu kí" cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

(2) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lu kí", em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

b) Hai câu trên, câu nào sai, câu nào đúng? Tại sao?

Gợi ý:

Câu (1) sai vì thiếu chủ ngữ, ngời viết nhầm giữa trạng ngữ (Qua truyện "Dế Mèn phiêu lu kí") với chủ ngữ của câu. Câu (2) đúng, đầy đủ thành phần:

..., em / thấy Dế Mèn biết phục thiện.

C V

c) Hãy chữa lại câu viết sai cho đúng.

Gợi ý: Chữa: + Nh câu (2);

+ Qua truyện "Dế Mèn phiêu lu kí", tác giả cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

+ Truyện "Dế Mèn phiêu lu kí" cho ta (em) thấy Dế Mèn biết phục thiện.

2. Lỗi thiếu vị ngữ

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:

(1) Thánh Gióng cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

thù.

(3) Bạn Lan, ngời học giỏi nhất lớp 6A.

(4) Bạn Lan là ngời học giỏi nhất lớp 6A. Gợi ý:

- (1):

Thánh Gióng / c ỡi ngựa sắt .... xông thẳng vào quân thù.

C V

- (2):

Hình ảnh Thánh Gióng c ỡi ngựa sắt, ... xông thẳng vào quân thù.

Cụm danh từ - (3):

Bạn Lan, ng ời học giỏi nhất lớp 6A.

Cụm danh từ - (4):

Bạn Lan / là ng ời học giỏi nhất lớp 6A.

C V

b) Trong các câu trên, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

Gợi ý: Câu (1), (4) đúng, đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ. Câu (2), (3) sai, mới chỉ có cụm danh từ làm chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

c) Chữa lại các câu sai cho đúng.

Gợi ý: - câu (2): + Nh câu (1);

+ Hình ảnh Thánh Gióng cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù là hình ảnh đẹp, thể hiện sức mạnh, tinh thần anh dũng của dân tộc ta.

+ Hình ảnh Thánh Gióng cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù đã khắc sâu trong tâm trí em.

+ Em rất cảm phục trớc hình ảnh Thánh Gióng cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

- câu (3): + Nh câu (4);

+ Bạn Lan, ngời học giỏi nhất lớp 6A, là hàng xóm của tôi.

+ Bạn Lan là ngời học giỏi nhất lớp 6A.

+ Tôi chơi rất thân với bạn Lan, ngời học giỏi nhất lớp 6A.

II. Rèn luyện kĩ năng

1. Bằng cách đặt câu hỏi, hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: (1) Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa.

(Chân, Tay, Mắt, Miệng)

(2) Lát sau, hổ đẻ đợc.

(Vũ Trinh) (3) Hơn mời năm sau, bác tiều già rồi chết.

(Vũ Trinh)

Gợi ý: Đặt câu hỏi (là ai? là cái gì? làm sao? làm gì? nh thế nào?) với chủ ngữ để xác định vị ngữ; đặt câu hỏi (ai? cái gì?) với vị ngữ để xác định chủ ngữ.

2. Trong các câu dới đây, câu nào sai? Vì sao? Em hãy chữa lại cho đúng. (1) Kết quả của năm học đầu tiên ở Trờng Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều.

(2) Với kết quả của năm học đầu tiên ở Trờng Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều.

(3) Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.

(4) Chúng tôi thích nghe kể những câu chuyện dân gian.

Gợi ý: Nhìn vào mô hình sau, hãy nhận xét từng câu và tự sửa lại cho đúng. - (1):

C V- (2): - (2):

Với kết quả của năm học đầu tiên ... đã động viên em rất nhiều.

Trạng ngữ V

- (3):

Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.

Cụm danh từ - (4):

Chúng tôi / thích nghe kể những câu chuyện dân gian.

C V

3. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong những câu dới đây: a) ... bắt đầu học hát.

b) ... hót líu lo.

c) ... đua nhau nở rộ.

d) ... cời đùa vui vẻ.

Gợi ý: Đặt câu hỏi (ai? cái gì?) để tìm từ ngữ thích hợp làm chủ ngữ. 4. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a) Khi học lớp 5, Hải ...

b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn ...

c) Buổi sáng, mặt trời ...

d) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi ...

Gợi ý: Đặt câu hỏi (là ai? là cái gì? làm sao? làm gì? nh thế nào?) với các chủ ngữ để tìm vị ngữ thích hợp cho từng câu.

5. Hãy chuyển mỗi câu ghép dới đây thành hai câu đơn:

(1) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.

(2) Mấy hôm nọ, trời ma lớn, trên những hồ ao quanh bãi trớc mặt, nớc dâng trắng mênh mông.

(Tô Hoài) (3) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thớc, trông hai bên bờ, rừng đớc dựng lên cao ngất nh hai dãy trờng thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

Gợi ý: Tách từng vế câu rồi điều chỉnh thành từng câu đơn hoàn chỉnh.

- (1) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.

- (2) Mấy hôm nọ, trời ma lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trớc mặt, nớc dâng trắng mênh mông.

- (3) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thớc. Trông hai bên bờ, rừng đớc dựng lên cao ngất nh hai dãy trờng thành vô tận.

Viết đơn

1. Khi nào cần viết đơn?

a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:

(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trờng.

(2) Em bị ốm nên không đến lớp đợc. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép đợc nghỉ học.

(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trờng xin đợc miễn giảm học phí.

(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.

- Trong những trờng hợp nào thì cần viết đơn? - Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?

Gợi ý: Khi ta có một yêu cầu hay nguyện vọng chính đáng nào đó cần đợc giải quyết, ta viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức, hay cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn

để đợc giải quyết.

b) Trong các trờng hợp sau đây, trờng hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?

- Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.

- Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trờng.

- Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.

- Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn đợc học tiếp lớp 6 ở trờng nơi mới đến.

Gợi ý: Trờng hợp gây mất trật tự trong giờ học, em không viết đơn mà viết bản tự kiểm điểm trực tiếp gửi thầy giáo. Các trờng hợp phải viết đơn:

- Đơn trình báo về việc mất xe đạp, gửi Công an nơi gần nhất;

- Đơn xin học lớp ngoại khoá nhạc, hoạ, gửi Ban Giám hiệu nhà trờng;

- Đơn xin chuyển trờng, gửi Ban Giám hiệu trờng cũ xác nhận và gửi Ban Giám hiệu trờng mới để đợc chấp nhận.

2. Các loại đơn và những nội dung nhất thiết phải có trong đơn a) Có hai loại đơn thờng gặp là:

- Đơn theo mẫu (in sẵn, chỉ việc điền những nội dung cụ thể vào); - Đơn không theo mẫu.

b) Trong hai lá đơn sau đây, đơn nào là đơn theo mẫu và đơn nào là đơn không theo mẫu?

Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Namã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Một phần của tài liệu Tài liệu De_hoc_tot_ngu_van_6-2 (Trang 132 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w