Lực lượng cán bộ thanh tra

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 89)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.2.2. Lực lượng cán bộ thanh tra

Theo thống kê của Tổng cục Thuế tính đến ngày 31/11/2012, tổng số lao động toàn ngành là 44.052 người. Trong đó số lượng công chức làm công tác thanh tra thuế là 1.348 người, chiếm tỷ lệ 3,06% tổng số công chức toàn ngành. Bao gồm thanh tra viên 406 người (chiếm 30,1% lực lượng thanh tra), thanh tra viên chính (chiếm 3,9% lực lượng thanh tra). Năm 2011, tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra của Cục Thuế TP Hà Nội là 4,05% (= 151/3.728), Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là 3,44% (=142/4118)

Bảng 3.1: Lực lượng cán bộ thanh tra ngành thuế 2008-2012

Năm Số cán bộ

thanh tra (người)

Tổng số cán bộ toàn ngành (người) Tỷ lệ CBTT/Tổng số CB toàn ngành (%) 2008 954 42.212 2,26% 2009 1.147 42.505 2,70% 2010 1.249 43.069 2,90% 2011 1.481 41.253 3,59% 2012 1.348 44.052 3,06% (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Số lượng cán bộ thanh tra toàn ngành năm 2012 giảm chỉ còn 91% so với năm 2011 là do ngành thuế sắp xếp lại tổ chức bộ máy thanh tra các cấp theo hướng tinh giảm biên chế, sàng lọc, điều chuyển cán bộ sang các bộ phận khác để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêng, ngoài việc tập trung tăng cường số lượng cán bộ thuế có trình độ cao, ngành thuế đã chú trọng hơn vào việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Một số công chức làm công tác thanh tra thuế đã được đào tạo tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên và thanh tra viên chính tại Trường Cán bộ thanh tra (thuộc Thanh tra Chính phủ) để thực hiện công tác thanh tra thuế. Hàng năm, toàn ngành đã triển khai đào tạo kỹ năng thanh tra cơ bản và chuyên sâu cho toàn bộ cán bộ công chức làm công tác thanh tra.

Tổ chức thanh tra thuế được chuyên môn hoá: các đoàn thanh tra, kiểm tra được tổ chức, thành lập theo từng nhóm đối tượng hoặc ngành nghề nhất định như đoàn thanh tra nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đoàn thanh tra nhóm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, đoàn thanh tra các ngân hàng thương mại, đoàn thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá...

3.2.3. Quy trình thanh tra thuế

Quy trình thanh tra thuế hiện nay đã có sự thay đổi do ngành thuế chuyển từ phương thức quản lý theo cơ chế chuyên quản - NNT thụ động trong thực hiện nghĩa vụ thuế sang cơ chế nộp thuế chủ động xác định đúng số thuế phải nộp và thực hiện nộp thuế đúng hạn. Do đó, quy trình thanh tra thuế cũng thay đổi theo. Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 460/TCT/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 kèm theo theo quy trình thanh tra NNT (gọi tắt là Quy trình thanh tra). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo chuẩn hóa các bước công việc được thực hiện thống nhất theo quy trình.

Quy trình thanh tra được tách bạch thành một quy trình riêng, không lẫn lộn giữa thanh tra, kiểm tra như quy trình kiểm tra, thanh tra trước đây. Quy trình thanh tra quy định rõ ràng từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng người tham gia quy trình, quy định việc thanh tra phải dựa trên phương pháp phân tích rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tượng cần thanh tra. Quy trình thanh tra chú trọng khâu lập kế hoạch thanh tra và chuẩn bị trước khi thanh tra nhằm đảm bảo việc thanh tra tại cơ sở kinh doanh mất ít thời gian, nguồn lực nhất và hiệu quả nhất; Quy trình nâng cao vai trò của CQT trong việc lập kế hoạch thanh tra, phân tích rủi ro và chỉ đạo thực hiện thanh tra các cấp.

Quy trình thanh tra 460/TCT/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 đã cải tiến hơn quy trình kiểm tra, thanh tra trước đây, thể hiện trên các mặt: chuyển đổi từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất các đối tượng nộp thuế như hiện nay sang cơ chế thanh tra theo mức độ vi phạm về thuế, gian lận về thuế; Chuyển đổi từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu chí lựa chọn theo chiều sâu mức độ vi phạm; Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra theo chuyên đề, nội dung vi phạm; Bổ sung khâu lập kế hoạch thanh tra tại các CQT và các tiêu chí lựa chọn đối tượng thanh tra đối với NNT do CQT quản lý; Quy định trong quá trình phân tích thông tin, CQT có quyền yêu cầu NNT giải trình, cung cấp thêm thông tin; Quy định chi tiết hơn một số công việc như thu thập thông tin, dự kiến nguồn nhân lực...

CQT đã thống nhất quy trình thanh tra đối với NNT nhằm tăng cường hiệu quả thanh tra thuế, nâng cao năng lực của CQT trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời NNT có hành vi vi phạm về gian lận thuế đồng thời từng bước nâng

cao ý thức tuân thủ của NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế, tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng thanh tra. Đảm bảo cho thanh tra thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thống nhất giữa CQT các cấp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế.

Qua thực tiễn áp dụng cho thấy quy trình thanh tra đã cụ thể hóa các bước, công việc, thủ tục, tăng cường phát hiện sai sót, vi phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể có tác dụng tạo nên sự chuyên môn hoá trong công việc và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận.

Thực hiện quy trình thanh tra, hoạt động thanh tra khoa học hơn nên đã rút ngắn thời gian thanh tra tại cơ sở NNT, giảm bớt các tài liệu mà NNT phải cung cấp khi thực hiện thanh tra do đã thực hiện phân tích hồ sơ, xác định phạm vi cần thanh tra và nắm bắt thông tin về NNT tại CQT. Qua công tác phân tích hồ sơ NNT trước khi thực hiện thanh tra tại cơ sở đã góp phần nâng cao trình độ của CBTT, đòi hỏi các cán bộ làm công tác thanh tra phải nghiên cứu và nắm rõ các đặc điểm, phân tích rủi ro và định hướng được công việc phải thực hiện khi tiến hành thanh tra thực tế tại cơ sở của NNT.

Hiệu quả thanh tra được cải thiện, qua thanh tra thực tế cho thấy các nội dung phân tích, đánh giá có nghi ngờ thường tìm ra gian lận, sai phạm.

CQT tăng cường giám sát, quản lý, điều hành việc tổ chức công tác thanh tra của bộ phận thanh tra (qua nhật ký thanh tra, báo cáo phân tích hồ sơ trước thanh tra và báo cáo kết quả sau thanh tra).

Về lập kế hoạch thanh tra

CQT đã hạn chế việc thanh tra thuế tràn lan như trước kia mà thực hiện trên cơ sở kế hoạch thanh tra phê duyệt từ đầu năm trên cơ sở lựa chọn NNT theo phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro được thực hiện từ phân tích thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính và kết hợp với các nguồn thông tin khác như thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế nắm được qua công tác quản lý, tình hình, xu thế phát triển ngành kinh tế để lựa chọn chính xác hơn những NNT có nhiều rủi ro và nhiều khả năng vi phạm

Việc lập kế hoạch thanh tra được quy định cụ thể nhằm tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Nếu trong kế hoạch thanh tra có sự trùng lặp về đối tượng thì cơ quan quản lý cấp trên sẽ được ưu tiên thực hiện kế hoạch thanh tra đối với đối tượng đó. Cơ quan thanh tra khác của Nhà nước (như thanh tra Chính phủ, thanh tra tài chính) hoặc Kiểm toán nhà nước có kế hoạch thanh tra về thuế trùng với kế hoạch thanh tra của CQT thì ưu tiên kế hoạch thanh tra của các cơ quan trên thực hiện trước.

Kể từ khi có Luật Quản lý thuế, để thực hiện thanh tra theo phương pháp phân tích rủi ro, CQT đã thực hiện như sau: trên cơ sở dữ liệu đã tập hợp được về NNT, CQT tiến hành phân tích lựa chọn NNT để lập kế hoạch thanh tra hàng năm và từng bước áp dụng phân tích rủi ro, chấm điểm NNT khi lập kế hoạch thanh tra. Việc lập kế hoạch và thực hiện thanh tra thuế đã được dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích rủi ro, đã góp phần làm kết quả thanh tra tốt hơn trước (Xem Phụ lục số 01: Các trường hợp đưa vào kế hoạch thanh tra 2010-2013).

CQT thực hiê ̣n viê ̣c xếp ha ̣ng rủi ro theo đánh giá, chấm điểm rủi ro theo mô ̣t số tiêu chí đối với các loa ̣i tờ khai thuế và dựa trên báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tuân thủ kê khai thuế. CQT phân loại NNT, chấm điểm rủi ro về thuế của từng NNT theo các tiêu chí đánh giá rủi ro từng năm. Tùy từng đặc điểm của mình mà các CQT địa phương tự đưa ra các thang điểm chuẩn cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể trong quá trình lập kế hoạch thanh tra. Qua ba năm thực hiện, việc xây dựng kế hoạch dựa trên áp dụng phương pháp phân tích rủi ro đã dần dần đi vào bài bản, có tác dụng nâng cao hiệu quả thanh tra, phần nào đã tìm trúng và đúng NNT có nhiều sai phạm.

Kế hoạch thanh tra thuế hàng năm do các Cục Thuế xây dựng phải được báo cáo về Tổng cục Thuế. Tổng cục Thuế trực tiếp phê duyệt kế hoạch của một số địa phương, các địa phương còn lại giao cho Cục trưởng Cục Thuế duyệt kế hoạch và đôn đốc giám sát thực hiện kế hoạch. Đồng thời để tránh chồng chéo trong công tác thanh tra thu, kế hoạch thanh tra thuế được xây dựng từ cấp Cục, Chi cục và có rà soát, đối chiếu để loại trừ NNT đã nằm trong kế hoạch thanh tra của các cơ quan chức năng khác như Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, CQT cấp trên...

Qua việc xây dựng kế hoạch thanh tra các năm, ngành thuế đã xây dựng kế hoạch thanh tra ngày càng khoa học hơn dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Đặc biệt, từ năm 2012 Tổng cục Thuế đã ban hành một số tiêu chí định hướng lựa chọn NNT rủi ro có gán điểm cụ thể, thuận tiện trong khâu chấm điểm rủi ro NNT để sàng lọc những NNT có rủi ro về thuế cao nhất để thực hiện thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w