Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 100)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.3.1.Kết quả đạt được

Giai đoạn 2007-2012, ngành thuế đã thay đổi phương pháp thanh tra từ dàn trải chuyển sang phương pháp thanh tra rủi ro có tính trọng yếu. Thanh tra thuế đã bước đầu phân tích được rủi ro trọng yếu, tăng cường phân tích hồ sơ tại trụ sở CQT, giảm thời gian thanh tra tại cơ sở NNT. Kết quả hoạt động công tác thanh tra có những bước chuyển biến rõ nét. Công tác thanh tra thuế được chú trọng nên phần nào đã hạn chế, ngăn chặn những hành vi sai phạm và chống thất thu về thuế, nâng cao ý thức tuân thủ của NNT.

Kết quả, hiệu quả thanh tra thuế đạt được trong các năm qua được đánh giá cụ thể qua các tiêu chí hiệu quả như sau:

- Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động

Tính chung giai đoạn 2007-2012 toàn ngành đã thanh tra được 30.090 doanh nghiệp đạt tỷ lệ 1,7% tổng số NNT đang hoạt động.

NNT đang hoạt động là những doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh có nộp hồ sơ khai thuế (không bao gồm các doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp chờ giải thể và các doanh nghiệp không xác minh được) thuộc diện quản lý của CQT.

Năm 2007 Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động đạt tỷ lệ thanh tra NNT cao, đạt 3,4% (=5.242/155.771) trên tổng số NNT đang hoạt động thuộc sự quản lý của CQT do năm 2007 ngành thuế còn thanh tra dàn trải, chưa thực hiện áp dụng phương pháp thanh tra thuế dựa trên cơ sở phân tích rủi ro mà thanh tra trên diện rộng chú trọng đến mặt số lượng doanh nghiệp, chưa chú trọng đến chất lượng công tác thanh tra.

Bảng 3.2: Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động 2007-2012

Đơn vị: doanh nghiệp

Năm NNT được thanh tra Tổng số NNT đang hoạt động Tỷ lệ NNT được thanh tra/NNT đang hoạt động 2007 5.242 155.771 3,4% 2008 3.965 205.732 1,9% 2009 3.670 248.842 1,5% 2010 4.074 292.661 1,4% 2011 6.101 375.732 1,6% 2012 7.038 445.500 1,6% Tổng 30.090 1.724.238 1,7%

(Nguồn: Tổng Cục thống kê & Tổng cục Thuế)

Tỷ lệ NNT được thanh tra giảm trong các năm 2009 (1,5%), năm 2010 (1,4%) do hai năm 2009, 2010 ngành thuế chưa đặt ra mục tiêu cụ thể về số lượng NNT cần thanh tra. Mặt khác do ngành thuế phải đáp ứng quy định của Luật thanh tra chuyên ngành là mỗi đoàn thanh tra phải có ít nhất một thanh tra viên. Việc cử cán bộ làm công tác thanh tra đi học để đáp ứng yêu cầu đó khiến ngành thuế thiếu nhân lực để hoàn thành kế hoạch về tỷ lệ số lượng NNT được thanh tra hàng năm.

Năm 2011 và 2012, tỷ lệ NNT được thanh tra đã tăng, do đó ngành thuế chủ động hơn về nhân lực và đã nỗ lực tăng số lượng NNT được thanh tra (tỷ lệ tăng lên 1,6%) theo yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành thuế. (Năm 2011 ngành thuế đặt mục tiêu thanh tra được 1,5% tổng số NNT đang hoạt động)

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được thanh tra

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra NNT 2007-2012 Năm Kế hoạch thanhtra (cuộc) Thực hiện(cuộc) Thực hiện/Kế hoạchTỷ lệ

2007 5.559 5.242 94,3% 2008 4.322 3.965 91,7% 2009 4.270 3.670 85,9% 2010 4.074 4.074 100,0% 2011 7.303 6.101 83,5% 2012 7.808 7.038 90,1% Tổng 33.299 30.090 90,4% (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Từ năm 2007 đến năm 2012, toàn ngành thuế đã tiến hành thanh tra được 30.090 cuộc thanh tra, đạt 90,4% so với kế hoạch được giao hàng năm. Năm 2010 tỷ lệ thanh tra thực hiện/kế hoạch đạt cao nhất (100%) do ngành thuế được giao thanh tra bổ sung thêm NNT. Số lượng NNT đã được thanh tra tăng qua các năm: năm 2010 tăng 11% (=4.074/3.670), năm 2011 tăng 49,75% (=6.101/4.074), năm 2012 tăng 15,35% (=7.038/6.101) thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của ngành thuế tăng số lượng NNT được thanh tra trong khi biên chế cán bộ cho lực lượng thanh tra không tăng.

Năm 2010 quy định bắt buộc phải có thanh tra viên trong thành phần đoàn thanh tra bị bãi bỏ theo Luật Thanh tra mới, theo đó không quy định phải là thanh

tra viên mới có quyền yêu cầu NNT cung cấp hồ sơ, tài liệu, thay đổi chức danh thanh tra viên thuế thành “công chức làm nhiệm vụ thanh tra” cũng tạo điều kiện thuận lợi để ngành đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao trên 100%. Năm 2012, tỷ lệ NNT được thanh tra đạt 90,2% (tăng so với năm 2011) chứng tỏ CQT đã nỗ lực tăng số lượng NNT được thanh tra (tỷ lệ tăng lên 1,6%) để đáp ứng yêu cầu của cải cách, hiện đại hóa ngành thuế và yêu cầu của quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay. Năm 2012 toàn ngành thuế có 49 Cục Thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thanh tra thuế được giao, 7 Cục Thuế đạt mức hoàn thành trên 80%, và 7 Cục Thuế còn lại đạt từ 50% đến dưới 80% kế hoạch thanh tra.

- Số thuế truy thu bình quân

Bảng 3.4: Kết quả truy thu thuế 2007-2012 Năm thanh traCuộc

Số thuế truy thu Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc thanh tra

Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ so với năm trước Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ so với năm trước 2007 5.242 1.278.755 244 2008 3.965 2.569.366 200,9% 648 265,6% 2009 3.670 2.515.000 97,9% 685 105,8% 2010 4.074 3.219.000 128,0% 790 115,3% 2011 6.101 3.409.000 105,9% 559 70,7% 2012 7.038 4.500.000 132,0% 639 114,4% Tổng 30.090 17.491.121 581 90,9% (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Giai đoạn 2007-2012, tổng số thuế kiến nghị thu vào NSNN tăng thêm sau thanh tra đạt 17.491.121 triệu đồng (Trong đó: năm 2008 đạt là 2.569.366 triệu đồng, tăng 101% so với năm 2007, năm 2010 đạt 3.219.000 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2009, năm 2011 đạt 3.409.000 triệu đồng, tăng 6% so với năm 2010, năm 2012 đạt 4.500.000 triệu đồng, tăng 32% so với năm 2011). Số thuế truy thu thêm so với kê khai cho thấy mức độ thất thu thuế hiện nay rất lớn, số thuế truy thu bình quân cao cũng chứng tỏ việc lựa chọn phương pháp thanh tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro đã phần phát huy hiệu quả, đem về số thuế truy lớn cho NSNN.

Kết quả truy thu cho thấy: số lượng NNT có truy thu qua thanh tra lớn, số lượng NNT được thanh tra ít hơn nhưng phát hiện được nhiều NNT có sai phạm lớn, số thuế truy thu nộp vào NSNN cao hơn. Số thu bình quân một NNT tăng qua các năm: năm 2008 đạt 648 triệu đồng/1 NNT, tăng 66% so với năm 2007; năm 2010 đạt 790 triệu đồng/NNT, tăng 15% so với năm 2009, năm 2012 đạt 639 triệu đồng/NNT, tăng 14% so với năm 2011 cho thấy nỗ lực nâng cao chất lượng về mặt số thu của thanh tra thuế nói riêng và ngành thuế nói chung. Đạt được thành tích này là đóng góp một phần của hai Cục Thuế lớn là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh: năm 2012, Cục Thuế TP Hà Nội có số thuế truy thu bình quân một NNT đạt 1.442 triệu đồng/1 NNT (Nguồn: Cục Thuế TP Hà Nội), Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đạt 1.111 triệu đồng/1NNT (Nguồn: Cục Thuế TP Hồ Chí Minh).

Số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế chiếm tỷ lệ khoảng 16% số thuế tăng thêm sau thanh tra các năm.

Ngành thuế đã thực hiện thanh tra thuế trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp, vừa tránh lãng phí nguồn lực của CQT. Với phương pháp này, mặc dù năm 2010 số đối tượng thanh tra tăng 11% so với năm 2009 nhưng số thuế truy thu tăng 28% so với năm 2009. Với việc chỉ đạo quyết liệt, công tác thanh tra toàn ngành thuế đã được triển khai khá toàn diện trên cơ sở phân tích rủi ro. Các ngành nghề được lựa chọn đưa vào thanh tra đều có phát sinh số thuế truy thu. Kết quả thanh tra cho thấy: 90% doanh nghiệp có quy mô lớn có số thuế truy thu bình quân: 1.020 triệu đồng/1 NNT; 86% doanh nghiệp có quy mô vừa có số thuế truy thu bình quân: 579 triệu đồng/1 NNT.

- Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN

Bảng 3.5: Tỷ lệ số thuế truy thu trong tổng thu NSNN 2007-2012 Năm Số thuế truy thu (tỷ đồng) Tổng thu NSNN (tỷ đồng) Tỷ lệ thu/Tổng thu NSNNsố thuế truy

2007 1,279 174,298 0.73%2008 2,569 229,786 1.12% 2008 2,569 229,786 1.12% 2009 2,515 269,656 0.93% 2010 3,219 353,388 0.91% 2011 3,409 433,090 0.79% 2012 4,500 467,737 0.96% Tổng 17,491 1,927,955 0.91%

(Nguồn: Tổng Cục thuế & Tổng Cục thống kê)

Tỷ lệ số thuế truy thu của thanh tra thuế trong tổng thu NSNN (không bao gồm thu từ hải quan, thu từ dầu thô và viện trợ không hoàn lại) trong những năm qua đạt sấp sỉ 1%, trong đó: năm 2008 đạt tỷ lệ cao nhất (1,12%), năm 2007 tỷ lệ động viên vào NSNN qua thanh tra thuế chỉ đạt 0,73% (thấp nhất). Có thể thấy thanh tra thuế cũng góp phần tăng thu NSNN, đảm bảo thực hiện hoàn thành dự toán thu NSNN nội địa của ngành thuế. Qua thanh tra thuế từ 2007-2012, CQT thu về NSNN hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế, đảm bảo nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của ngành thuế: thu NSNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra

Tính chung cho giai đoạn 2007-2012 tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra chiếm khoảng 55,22% chứng tỏ mức độ tuân thủ kết luận thanh tra của NNT còn chưa cao. Năm 2009, tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra cao nhất: 70,49%. Năm 2011, nhờ những cố gắng của CQT các cấp trong việc thu hồi nợ đọng, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 44,96%. Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ lệ nợ đọng đã tăng trở lại, vượt 50% (51,41%).

Bảng 3.6: Tình hình nợ thuế của NNT sau thanh tra 2007-2012 Năm NNT đã

thanh tra

Số thuế phải nộp thêm sau thanh tra (triệu

đồng) Số thuế đã nộp đến 31/12(triệu đồng) Số còn phải nộp đến 31/12 (triệu đồng) Tỷ lệ nợ đọng 2007 5.242 1.278.755 485.927 792.828 62,00% 2008 3.965 2.569.366 899.278 1.670.088 65,00% 2009 3.670 2.515.000 742.177 1.772.824 70,49% 2010 4.074 3.219.000 1.641.690 1.577.310 49,00% 2011 6.101 3.409.000 1.876.213 1.532.787 44,96% 2012 7.038 4.500.000 2.186.642 2.313.358 51,41% Tổng 30.090 17.491.121 7.831.296 17.491.121 55,22% (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 2586/TCT-TTr ngày 20/7/2012 chỉ đạo 50 Cục Thuế địa phương tổ chức kiểm tra đôn đốc thu nộp ngân sách Nhà nước tại 356 doanh nghiệp lớn. Theo số liệu tổng hợp tính đến 25/11/2012 các CQT địa phương đã ban hành 192 Quyết định thanh tra, kiểm tra đôn đốc thu nộp tại doanh nghiệp và xử lý truy thu và đôn đốc số thuế nợ đọng vào NSNN của 106 Tập đoàn, Tổng Công ty số tiền 750 tỷ đồng (trong đó số thuế kiến nghị thu tăng qua thanh tra là: 351 tỷ đồng, số thuế nợ đọng đôn đốc nộp là 399 tỷ đồng), giảm khấu trừ hơn 4 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 157 tỷ đồng.

- Số lỗ sai bình quân bị loại qua thanh tra

Tính chung cho giai đoạn 2005-2012, toàn ngành thuế đã thanh tra 2.850 NNT có kết quả kinh doanh lỗ, qua thanh tra đã cắt giảm lỗ 19.089 tỷ đồng lỗ sai quy định, giảm trung bình 6,7 tỷ/1NNT.

Từ 2005 – 2009, ngành thuế đã thanh tra 575 doanh nghiệp lỗ trong các năm (trong đó có 150 doanh nghiệp FDI), kết quả giảm lỗ 4.219 tỷ đồng, giảm trung bình 7,34 tỷ đồng/NNT. Qua thanh tra phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu tránh thuế thông qua chuyển giá, đã xử lý 37 doanh nghiệp giảm lỗ 887.024 triệu đồng, truy thu thuế và phạt 27.010 triệu đồng.

Năm 2010 toàn ngành đã đưa vào kế hoa ̣ch thanh tra 138 doanh nghiệp FDI có dấu hiê ̣u chuyển giá, doanh nghiê ̣p có vốn đầu tư nước ngoài khai lỗ năm 2009. Tổng số đã giảm lỗ 3.924 tỷ đồng, giảm trung bình 28,43 tỷ đồng/NNT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 100)