Ảnh hưởng bởi điều kiện khí tượng trên bề mặt biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần (Trang 52 - 53)

Các điều kiện khí tượng trên bề mặt biển bao gồm gió, dao động của sóng biển, nhiệt độ trên bề mặt biển, mưa, giông… có tác động lớn đến quá trình tồn tại của vết dầu và cùng với đặc tính vật lý và hóa học dầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển bằng tư liệu ảnh SAR (Hình 2.19).

Hình 2.19. Tác động của môi trường tới vết dầu trên biển [37]

Do tính chất nhẹ hơn nước nên dầu thường bay hơi vào không khí. Tỷ lệ bay hơi phụ thuộc vào loại dầu, độ dày của lớp dầu, tốc độ gió và nhiệt độ trên mặt biển. Còn quá trình nhũ tương hóa của vết dầu chịu sự tác động chính của sóng biển và loại dầu. Quá trình phân tán của dầu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định thời gian của vết dầu tràn. Dầu bị phân tán bởi tác động của các điều kiện khí tượng trên biển. Dao động của sóng biển phá vỡ liên kết của dầu và làm các giọt dầu nhỏ

chìm xuống sâu hơn.

Dưới tác động của môi trường biển và do đặc tính lý hóa của dầu nên hình ảnh vết dầu trên ảnh SAR tại các thời điểm phát hiện cũng sẽ khác nhau (Hình 2.20) [36]. Hình 2.20a là một vết dầu mới được phát hiện trên ảnh SAR. Hình ảnh vết dầu khá rõ nét và bên cạnh vết dầu có một vệt sáng là vị trí của tàu xả dầu trái phép đang chuyển động. Hình 2.20b là một vết dầu được phát hiện trên ảnh SAR sau một thời gian. Hình ảnh đường biên vết dầu đã tồn tại một thời gian trên biển thường không rõ nét và một điểm sáng bên cạnh vết dầu được cho là vị trí của tàu đang neo đậu. Như vậy, việc xác định đường biên của vết dầu mới xuất hiện trên ảnh SAR sẽ dễ dàng hơn những vết dầu đã cũ.

Hình 2.20. Đặc điểm hình ảnh vết dầu mới và vết dầu cũ trên ảnh SAR a. Ảnh ERS-2 SAR thu nhận ngày 20/05/1994

b. Ảnh ERS-2 SAR thu nhận ngày 23/03/1999

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần (Trang 52 - 53)