Những vấn đề đƣợc phát triển trong luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần (Trang 26 - 28)

Nội dung của luận án kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã được nghiên cứu sinh thực hiện trong đề tài cấp Nhà nước KC09.22/06-10. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học của thế giới về lĩnh vực nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần, nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu một số thuật toán xử lý ảnh nhằm nâng cao khả năng nhận dạng và tự động hóa quá trình phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR bao gồm:

- Nghiên cứu sử dụng thuật toán cân bằng biểu đồ thích ứng giới hạn độ tương phản (CLAHE) để loại bỏ ảnh hưởng hiệu ứng xa – gần nguồn phát sóng trên tư liệu ảnh SAR.

- Lựa chọn thuật toán tự động phân ngưỡng tổng thể để tách các vết đen trên ảnh SAR sao cho phù hợp với ảnh đã được hiệu chỉnh ảnh hưởng xa – gần nguồn phát sóng.

- Nghiên cứu sử dụng thuật toán nở vùng theo ngưỡng để tách vết dầu trong trường hợp vết dầu đã bị phong hóa và hình ảnh vết dầu trên ảnh SAR có độ tương

phản không cao so với hình ảnh của mặt biển.

- Nghiên cứu thử nghiệm khả năng phân biệt vết dầu và vết nhiễu bằng mô hình mạng nơ – ron nhiều lớp MLP dựa trên các chỉ số hình học đặc trưng của từng vết.

- Thử nghiệm với 2 dạng tư liệu viễn thám siêu cao tần kênh C và kênh L. Đây là 2 dạng tư liệu viễn thám siêu cao tần đang được sử dụng tại Việt Nam.

CHƢƠNG 2 . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN DẠNG VÀ PHÂN LOẠI VẾT DẦU TRÊN BIỂN BẰNG TƢ LIỆU VIỄN THÁM

SIÊU CAO TẦN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần (Trang 26 - 28)