2.2. Cơ sở hạ tầng Thương Mại Điện Tử Việt Nam
2.2.5. Về giao thông vận tải
Mảng doanh nghiệp tư nhân phải đóng vai trò chủ lực: Mặc dù Chính phủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển ban đầu của Thương Mại Điện Tử, các doanh nghiệp tư nhân là động lực chính cho thị trường này lớn mạnh.
Chính phủ nên hạn chế can thiệp vào TMĐT trong những tình huống không cần thiết: Các bên tham gia vào giao dịch Thương Mại Điện Tử mua bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng chịu sự can thiệp rất nhỏ của Chính phủ mà thôi.
Khi cần can thiệp, Chính phủ phải đặt mục tiêu là hỗ trợ và thúc đẩy cho một môi trường Thương Mại Điện Tử ổn định, đồng nhất và luật pháp đơn giản: Sẽ có những lúc mà sự có mặt của Chính phủ là cần thiết, để tạo điều kiện tốt hơn cho Thương Mại Điện Tử. Lúc đó, mục tiêu nhắm đến phải là một môi trường Thương Mại Điện Tử đảm bảo tính cạnh tranh, bảo vệ riêng tư quyền sở hữu trí tuệ, chống lừa đảo, và có luật pháp thuận lợi.
Chính phủ phải nhận thức rõ tính chất đặc biệt duy nhất của Internet: Internet được hình thành một cách đặc biệt nhờ chính bản chất phân tán và được quản lý điều hành từ cấp dưới đi lên. Do vậy, luật pháp truyền thống thường không thích hợp. Cần phải xem xét lại các đạo luật để sửa đổi cho phù hợp với TMĐT.
Thương Mại Điện Tử qua Internet cần phải được tạo điều kiện cho một sự phát triển toàn cầu: Thương Mại Điện Tử đã là một thị trường thương mại toàn cầu, do đó, nó chỉ có thể phát triển tốt nếu khung luật pháp hỗ trợ cho nó có thể áp dụng một cách thống nhất trên toàn thế giới.