Thực trạng ứng dụng CNTT trong ngân hàng

Một phần của tài liệu 328 Giải pháp tài chính ngân hàng để góp phần thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)

2.4. Thực trạng hoạt động ngân hàng điện tử (E-Banking) tại VN

2.4.2.Thực trạng ứng dụng CNTT trong ngân hàng

cửa hàng được thiết kế một cách tiện lợi cho khách hàng xem xét và lựa chọn hàng hoá, thực phẩm; nếu đường truyền Internet có tốc độ nhanh chóng, và giá cả phù hợp, thì chắc chắn rằng người Việt nam sẽ sẵn sàng để đến với TMĐT nhiều hơn, và khi đã có được lòng tin thì mọi chuyện sẽ dễ dàng cất cánh nhanh chóng.

Và sau cùng, Bên cạnh đó, những thói quen buôn bán nhỏ hoặc chỉ

nhắm đến lợi ích trước mắt, thiếu đầu tư lâu dài về uy tín, thiếu coi trọng khách hàng của các doanh nghiệp Việt nam đang là những vấn đề khá phổ biến hiện nay và đó là nguy cơ kềm hãm sự phát triển của TMĐT của quốc gia.

2.2.8/_ VỀ TÌNH HÌNH PHÁP LÝ:

Trước năm 2000, Thương Mại Điện Tử còn là thuật ngữ pháp lý ở Việt nam. Giai đoạn năm 2000 – năm 2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định khá cụ thể về giao dịch điện tử. Tuy nhiên nhận thức toàn diện về TMĐT, các chế định pháp lý trên còn thiếu cơ sở pháp lý cụ thể, dẫn đến việc khó khăn áp dụng vào thực tế.

Tháng 05 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 81/ 2001/ QĐ –TTg phê duyệt chương trình hành động triển khai chỉ thị số 58- CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quyết định này, Bộ Thương Mại có trách nhiệm triển khai kế hoạch phát triển TMĐT ở Việt nam.

Tháng 01 năm 2002, Chính phủ đã giao Bộ Thương Mại chủ trì xây dựng pháp lệnh Thương Mại Điện Tử nhằm hình thành cơ sở pháp lý toàn diện cho Thương Mại Diện Tử. Đến cuối năm 2003, Bộ Thương Mại đã hoàn

thành dự thảo 06 của pháp lệnh và chuẩn bị trình Chính phủ. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của giao dịch điện tử đối với mọi mặt của đời sống kinh tế –xã hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng Luật giao dịch điện tử bao trùm nội dung của Pháp lệnh Thương Mại Điện Tử.

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa 11, kỳ họp thứ 08 đã thông qua Luật Giao Dịch Điện Tử, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam. Luật giao dịch điện tử có 08 chương, 53 điều gồm các nội dung chính như sau:

Giá trị pháp lý của thông điệp, dữ liệu.

Giá trị pháp lý của chử ký điện tử và chứng thực điện tử.

Hợp đồng điện tử.

Giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước.

Bảo mật, an toàn, an ninh.

Sở hữu trí tuệ trong giao dịch điện tử thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm…

Gần đây Chính phủ đã ban hành hàng loạt các nghị định, quy định chi tiết để tạo hành lang pháp lý trong các hoạt động liên quan đến giao dịch điện tử như: nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chử ký số (ngày 15 tháng 02 năm 2007), quy định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (ngày 23 tháng 02 năm 2007), nghị định số

Một phần của tài liệu 328 Giải pháp tài chính ngân hàng để góp phần thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)