Đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ bảo mật

Một phần của tài liệu 328 Giải pháp tài chính ngân hàng để góp phần thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)

hãng sản xuất công nghệ, các tổ chức tài chính- ngân hàng khu vực và thế giới. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm… của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa công nghệ và ứng dụng CNTT vào ngân hàng Việt nam đến trình độ cao.

2.4.3.3/_ VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐẾN NĂM 2010:

Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo tập trung, thống nhất việc

xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình, các đề án, dự án ứng dụng và phát triển CNTT bảo đảm sự thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ, lộ trình phát triển, đáp ứng yêu cầu liên kết hệ thống trong toàn ngành; phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ trì, bảo đảm tính đồng bộ giữa yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật nhằm đạt mục tiêu, chất lượng và hiệu quả của các dự án, đề án lĩnh vực CNTT.

Thứ hai, tích cực triển khai mạnh các đề án, dự án ứng dụng CNTT

đối với tất cả các nghiệp vụ ngân hàng trong toàn ngành theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa để sớm mang lại hiệu quả, phục vụ nền kinh tế đang phát triển nhanh.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý quy định trong các

nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt chú ý đến các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến CNTT sao cho phù hợp với Luật giao dịch điện tử, nghị định giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, để có đủ cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, làm nền tảng để ứng dụng nhanh CNTT trong hoạt động ngân hàng.

Thứ tư, thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ sư

chuyên làm CNTT ngân hàng đủ năng lực thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng, trình độ thiết kế sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng, bảo đảm chất lượng và an toàn. Thường xuyên phổ cập kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ mới từng bước chuẩn hóa về trình độ CNTT đối với cán bộ ngân hàng.

Thứ năm, phải coi trọng công tác tuyên truyền, quảng bá trong toàn

xã hội hiểu biết và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở tất cả các cấp của ngân hàng và toàn xã hội.

Và cuối cùng, ưu tiên đầu tư vốn cho ứng dụng và phát triển CNTT,

đặc biệt là đối với các ngân hàng nhỏ, đang còn lạc hật về công nghệ, có hệ thống qua các giải pháp; chủ động tìm nguồn vốn phát triển công nghệ cho chính mình, hoặc liên kết, hợp tác với các ngân hàng có trình độ công nghệ cao hơn; tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án CNTT từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐỂ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VIỆT NAM PHÁT TRIỂN

--- --- ---

---------------

3.1/_ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TMĐT VIỆT NAM: 3.1.1/_ VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về TMĐT: Nhận thức về TMĐT trong

Chính Phủ phải luôn được nâng cao và khẳng định:

TMĐT là môi trường thương mại toàn cầu, dựa trên số đông người sử dụng Internet, và một phần của nền “kinh tế tri thức”.

TMĐT sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp và người tiêu dùng nói riêng.

TMĐT cần dựa trên một cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế phù hợp, có hiệu lực và thiết thực đi vào cuộc sống.

Việt nam không phải chỉ ở tình thế bắt buộc phải tham gia, mà ngược lại, phải tham gia một các tích cực và linh hoạt.

Một phần của tài liệu 328 Giải pháp tài chính ngân hàng để góp phần thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)