Phân tích theo chiều ngang

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 51 - 54)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.2.1. Phân tích theo chiều ngang

a. Doanh thu và doanh thu thuần

Qua bảng 5 ta thấy tổng doanh thu năm 2007 tăng 4,17 % tức tăng 49.848 triệu đồng so với năm 2006 nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 3,60 %, tức tăng 42.828 triệu đồng. Tương tự tổng doanh thu năm 2008 tăng 59,49 %, tức tăng 741.452 triệu đồng so với năm 2007 nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 53,39%, tức tăng 732.715 triệu đồng. Điều này do tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu quá cao, năm 2007 cao hơn năm 2006 126,33 %, gấp hơn 30 lần tỷ lệ tăng của tổng doanh thu. Năm 2008 các khoản giảm trừ doanh thu tiếp tục tăng 69,47 % so với năm 2007. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Bảng 6: CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Mức % Mức % Các khoản giảm trừ doanh thu 5,557 12,577 21,314 7,020 126.33 8,737 69.47

Chiết khấu thương mại 2 48 0 46 2,300.00 (48) (100.00) Giảm giá hàng bán 149 1,261 15,351 1,112 746.31 14,090 1,117.37 Hàng bán bị trả lại 5,406 11,268 5,963 5,862 108.44 (5,305) (47.08)

( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2006 – 2008)

Nhìn vào bảng 6 ta thấy các khoản giảm trừ doanh thu của công ty chủ yếu là giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Giảm giá hàng bán năm 2007 tăng 1.112 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 746,31 % so với năm 2006. Đến năm 2008 giảm giá hàng bán tiếp tục tăng cao hơn năm 2007 14.090 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 1.117,37 %. Nguyên nhân làm cho giảm giá hàng bán tăng chủ yếu là do biến động tỷ giá. Bên cạnh đó, hàng bán bị trả lại cũng tăng cao vào năm 2007, sau đó giảm nhiều vào năm 2008, cho thấy công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm hàng bán bị trả lại.

b. Giá vốn hàng bán

Quan sát chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong bảng 5 ta thấy, chỉ tiêu này cũng tăng cao trong 3 năm qua. Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 2.965 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,29 % so với năm 2006. Năm 2008, giá vốn hàng bán tăng 598.143 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 55,84 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của giá xăng dầu, điện, chi phí nguyên vật liệu, công tác quản lý định mức nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư bao bì thiếu chặt chẽ. Ngoài ra tình trạng cúp điện thường xuyên cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành sản xuất do phải chạy máy phát dự phòng thường xuyên. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng cao nhưng tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên không làm giảm lãi gộp.

c. Lãi gộp

Nhìn vào bảng 5 ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên lãi gộp của công ty không ngừng tăng lên. Lãi gộp năm 2007 tăng 18.863 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13,12 %. Lãi gộp năm 2008 tiếp tục tăng cao hơn năm 2007 134.572 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 82,75 %. Song, do mặt hàng của công ty phần lớn là hàng đông lạnh, chi phí thời kỳ cao nên mức lãi gộp như vậy chưa thể nói là cao.

d. Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu tài chính trong 3 năm qua cũng tăng cao, nhất là trong năm 2008. Doanh thu tài chính năm 2007 tăng 3.564 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 65,36% so với năm 2006. Chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2008 đạt 41.966 triệu đồng, tăng 32.949 triệu đồng tương đương 365,41 % so với năm 2007. Quan sát thuyết minh của doanh thu hoạt động tài chính ở bảng dưới ta sẽ thấy khoản mục nào góp phần làm tăng doanh thu tài chính.

Bảng 7: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Mức % Mức %

Lãi tiền gửi 1.679 3.676 9.803 1.997 118,94 6.127 166,68 Lãi bán hàng trả chậm 1.066 473 8.323 (593) (55,63) 7.850 1.659,62 Lãi chênh lệch tỷ giá 2.531 314 19.340 (2.217) (87,59) 19.026 6.059,24 Lãi bán chứng khoán - 4.337 48 4.337 - (4.289) (98,89) Cổ tức, lợi nhuận

được chia - - 3.520 - - 3.520 - Cho thuê kho 168 217 289 49 29,17 72 33,18 Hoàn nhập dự

phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- - 643 - - 643 -

Các khoản khác 8 - - (8) (100,00) - -

Cộng 5.453 9.017 41.966 3.564 65,36 32.949 365,41

( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2006 – 2008)

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 tăng cao hơn năm 2006 chủ yếu là do tăng lãi tiền gửi 1.997 triệu đồng, tăng lãi bán chứng khoán 4.337 triệu đồng và giảm lãi bán hàng trả chậm 593 triệu đồng, giảm lãi chênh lệch tỷ giá 2.217 triệu đồng. Năm 2008 lãi tiền gửi tăng 6.127 triệu đồng, lãi bán hàng trả chậm tăng 7.850 triệu đồng, lãi chênh lệch tỷ giá tăng 19.026 triệu đồng, cho thuê kho tăng 72 triệu đồng so với năm 2007 nên làm tăng doanh thu hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, trong năm 2008 doanh nghiệp còn nhận thêm cổ tức, lợi nhuận từ việc đầu tư vào cổ phiếu trị giá 3.520 triệu đồng, hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán 643 triệu đồng. Song lãi bán chứng khoán năm 2008 giảm 4.289 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 98,89 % so với năm 2007 làm giảm doanh thu tài chính.

e. Chi phí tài chính

Chi phí tài chính cũng tăng rất cao qua 3 năm. Chi phí tài chính năm 2007 tăng 6.806 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 98,62 % so với năm 2006. Chi phí tài chính năm 2008 tiếp tục tăng 50.123 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 364,94 % so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí tài chính tăng cao chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn của công ty tăng, lãi suất cho vay tăng nên chi phí lãi vay cao. Quan sát bảng 5 ta thấy chi phí lãi vay năm 2007 tăng 2.595 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 38 % so với năm 2006. Chi phí lãi vay năm 2008 tăng nhanh đột ngột, tăng cao

hơn năm 2007 28.755 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 305,13 %. Sự biến động tỷ giá đã làm lỗ do chênh lệch tỷ giá tăng cao. Thêm vào đó công ty phải trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán theo quy định.

f. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Quan sát bảng 5 ta thấy chi phí bán hàng trong 3 năm qua có những biến động lớn. Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 22.108 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 29,27% so với năm 2006. Đến năm 2008, chi phí bán hàng tiếp tục tăng với mức rất cao, cao hơn năm 2007 140.274 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 143,66 %. Nguyên nhân chính làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí vận chuyển, kiểm hàng, chi phí thuê kho, chi phí cước tàu… Năm 2007 chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 17.719 triệu đồng so với năm 2006; năm 2008 chi phí này tiếp tục tăng 135.430 triệu đồng so với năm 2007.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua 3 năm. Song mức tăng này không lớn lắm. Năm 2007 chi phí doanh nghiệp tăng 17,37 % so với năm 2006 chủ yếu do chi phí vật liệu bao bì tăng; năm 2008 công ty đã tiết kiệm được chi phí vật liệu bao bì nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng 6,18 % so với năm 2007 do chi phí tiền lương cho nhân viên tăng.

g. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Do sự biến động của chi phí thời kỳ, nhất là chi phí bán hàng, nên dù lãi gộp có tăng nhưng lãi thuần của công ty lại giảm mạnh. Lợi nhuận thuần năm 2007 giảm 9.247 triệu đồng tương đương 18,17 % so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận thuần tiếp tục giảm mạnh, thấp hơn năm 2007 23.928 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 57,46 %.

h. Lợi nhuận khác

Sự thay đổi của lợi nhuận khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2006, chi phí khác lớn hơn doanh thu khác nên lợi nhuận khác âm và làm giảm lợi nhuận trước thuế. Năm 2007 lợi nhuận khác là 1.400 triệu đồng, năm 2008 lợi nhuận khác là 563 triệu đồng góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế.

Tóm lại. qua phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động theo chiều ngang ta thấy mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận ròng giảm do tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Để thấy rõ hơn khoản mục nào ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận ròng ta phân tích kết cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)