Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 27)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số tài liệu khác có liên quan…tại phòng kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang qua 3 năm 2006, 2007, 2008.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1 sử dụng phương pháp so sánh. Ta so sánh năm 2006 với năm 2007, năm 2007 với năm 2008 đối với các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. - Mục tiêu 2 cũng áp dụng phương pháp so sánh. Ta so sánh theo chiều ngang các khoản mục liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo chiều dọc ta so sánh tỷ trọng của các khoản mục trên doanh thu thuần.

- Mục tiêu 3 cũng sử dụng phương pháp so sánh. Ta so sánh lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động qua 3 năm.

- Mục tiêu 4 tiếp tục sử dụng phương pháp so sánh. Ta so sánh các tỷ số tài chính năm 2007 so với năm 2006 và năm 2008 so với năm 2007. Bên cạnh đó, khi phân tích sơ đồ DuPont ta sử dụng thêm phương pháp thay thế liên hoàn, thay thế lần lượt các nhân tố theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích.

- Mục tiêu 5: tổng hợp các kết quả phân tích được để tìm ra những hạn chế và đề ra giải pháp khắc phục.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG SẢN AN GIANG

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang (AGIFISH Co) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là công ty xuất nhập khẩu thủy sản An giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg .

- Ngày 01/09/2001, công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002.

- Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI).

- Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất : HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food (Safe Quality Food 2000), British Retail Consortium (BRC). Tháng 12-2007 công ty được cấp chứng nhận ISO : 14.001.

- Công ty Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước.

- Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu “Thương hiệu Việt Nam”.

3.1.2. Giới thiệu sơ lược về công ty

- Tên gọi công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. - Tên giao dịch: ANGIANG FISHERIES IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: AGIFISH Co.

- Vốn điều lệ: 128.592.880.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ năm trăm chín mươi hai triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng).

- Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, thành phố Long xuyên, tỉnh An giang. - Điện thoại: (84.76) 852 939 – 852 368 – 852 783. Fax: (84.76) 852 202 - Website: www.agifish.com.vn

- E-mail: agifish.co@agifish.com.vn

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do Bộ Thương Mại cấp ngày 29/05/1995.

- Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần số 792/QĐ-TTg do Thủ Tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000009 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh An giang cấp.

- Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001. - Đăng ký lần thứ 11 ngày 06 tháng 10 năm 2006.

- Mã số thuế: 16.00583588 -1

- Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm:

* Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm (151). * Nông sản, vật tư nông nghiệp; mua vật tư nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại) (516).

* Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản (2925). * Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá.

………

- Thị trường tiêu thụ

Ngoài nước: Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản... Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường.

Trong nước: Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước từ bắc đến nam. Bao gồm hệ thống các siêu thị Co-op mart, Metro, Big C, các cửa hàng Vissan… và các đại lý ở các tỉnh.

Agifish đã và đang tiêu thụ với hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước như: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học…

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Đ Ạ I H ỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG H ỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CH Ủ TỊCH HĐQT

Ông Ngô Phư

ớc Hậu

T

ỔNG GI

ÁM ĐỐC

Ông Ngô Phư

ớc Hậu BAN KI ỂM SOÁT Ông Nguy ễn Văn Triề u PHÓ T ỔNG GIÁM ĐỐC (Ph ụ trách t ài chính k ế toán)

Bà Phan Thanh Lư

ợm PHÓ T ỔNG GIÁM ĐỐC (Ph ụ trách hàng GTGT, k ế hoạch KD ) Bà Hu ỳnh Thị Tha nh Giang PHÓ T ỔNG GIÁM ĐỐC (Ph ụ trách kỹ thuật – XDCB) Ông Nguy ễn Đ ình Hu ấn PHÓ CH Ủ TỊCH HĐQT Ông Nguy ễn Đ ình Hu ấ n THƯ KÝ CÔNG TY CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI TPHCM XN ĐÔNG LẠNH AGF 7 XN ĐÔNG LẠNH AGF 8 XN ĐÔNG LẠNH AGF 9 XN ĐÔNG LẠNH AGF 360 XN DỊCH VỤ THỦY SẢN PHÒNG KINH DOANH TIẾP THỊ PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU ĐỘ SX PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH BAN THU MUA BAN CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban a. Đại hội đồng cổ đông a. Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

- Cơ cấu cổ đông của công ty

* Số lượng cổ đông ngoài tổ chức phát hành: 2.364

* Số lượng cổ phần nắm giữ của các cổ đông ngoài tổ chức phát hành: 11.342.709 - Nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông

* Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư.

* Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phiếu.

* Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. * Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty.

Cơ cấu cổ đông Số lượng cổ phiếu Tỷ lệ

1. Cổ đông Nhà nước 1.053.133 8,19% 2. Cổ đông đặc biệt - HĐQT 830.023 6,45% - BGĐ 471.160 3,66% - BKS 27.307 0,21% 3. Cổ đông là CB-CNV công ty 2.596.713 19,98%

4. Cổ đông ngoài công ty 10.289.576 80,02%

a. Cổ đông trong nước 7.732.300 60,13%

- Tổ chức 4.000.072 31,11%

- Cá nhân 3.732.228 29,02%

b. Cổ đông nước ngoài 2.557.276 19,87%

- Tổ chức 2.04.984 18,07%

* Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán theo quy định tại điều lệ của công ty.

* Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. * Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty. b. Ban kiểm soát:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán.

- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

c. Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai nhiệm kỳ của đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang gồm 11 thành viên.

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị

* Quản lý công ty. Quyết định chiến lược phát triển của công ty.

* Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. * Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

* Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.

* Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

* Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. * Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

c. Ban giám đốc

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Quyết định tiền lương và phụ cấp đối với công nhân viên trong công ty.

d. Các phòng nghiệp vụ -Phòng tổ chức hành chánh

Có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ công nhân viên công ty như: cập nhật hồ sơ nhân sự, quản lý về số lượng cũng như chất lượng của cán bộ công nhân viên, tổ chức và nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên.

- Phòng kinh doanh tiếp thị

Nghiên cứu thị trường, làm tham mưu về các mặt, xác định cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty, mở rộng, khai thác và theo dõi thị trường, phân tích và dự đoán thời gian đặt hàng của khách hàng để tiến hành các bước thương lượng, đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng, khách hàng đạt hiệu quả. -Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất

* Xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty, hoàn thành các hồ sơ, thủ tục cho các lô hàng xuất khẩu, giúp Ban giám đốc thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh và chức năng xuất nhập khẩu.

* Tổng hợp báo cáo phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý định kỳ.

* Tổ chức khai thác, tìm kiếm nguồn hàng, nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng kế toán

* Kế toán việc thu chi tài chính, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo quyết toán chính xác, kịp thời và kiểm tra thường xuyên các hoạt động kế toán cho hai xí nghiệp đông lạnh.

* Tổ chức thanh toán, quyết toán việc mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ. Lập kế hoạch tài vụ, cân đối thu chi tài chính của công ty.

* Hướng dẫn thực hiện biểu bảng, chứng từ hạch toán, quyết toán thống kê và quản lý các chứng từ thanh toán do Nhà nước quy định.

* Chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty.

-Ban công nghệ và chất lượng

* Kiểm soát các hoạt động sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm, môi trường.

* Xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu v à hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, sai lỗi trong quy trình sản xuất.

- Thư ký của Công ty

Hạch toán các số liệu để biết tình hình công ty tại mọi thời điểm. - Ban thu mua

Làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu và điều phối nguyên liệu cho hai xí nghiệp đông lạnh

- Chi nhánh Công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, ủy thác, gia công hàng xuất khẩu, giao dịch thanh toán tín dụng, dịch vụ giao nhận ngoại thương, đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu là các nhiệm vụ của chi nhánh.

- Xí nghiệp đông lạnh 7

Xí nghiệp là đơn vị hạch toán báo sổ, có nhiều quyền tự chủ kinh doanh chế biến hàng thủy sản đông lạnh.

- Xí nghiệp đông lạnh 8

Xí nghiệp là đơn vị hạch toán báo sổ, có nhiều quyền tự chủ kinh doanh chế biến hàng thủy hải sản đông lạnh.

-Xí nghiệp dịch vụ thủy sản

Xí nghiệp là đơn vị hạch toán báo sổ, có nhiều quyền tự chủ trong việc nuôi cá bè, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học về nuôi, sinh sản nhân tạo, điều trị bệnh cá và sản xuất giống.

-Xí nghiệp chế biến thực phẩm

Xí nghiệp là đơn vị hạch toán báo sổ, có nhiều quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh phụ phẩm tận dụng từ hai xí nghiệp đông lạnh.

3.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 2006, 2007, 2008

3.2.1. Thuận lợi

- Bên cạnh các chứng nhận HACCP, ISO 9001: 2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality Food 2000, British Retail Consortium (BRC). Trong năm 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO : 14.001. Điều này càng làm tăng uy tín của công ty trên thị trường.

- Chứng chỉ HAAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước giúp cho công ty mở rộng thị trường.

- Trong 3 năm 2006, 2007, 2008 công ty tiếp tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Điều này chứng tỏ sản phẩm công ty đứng vững trên thị trường Việt Nam.

- Xu hướng tiêu thụ thủy sản tiếp tục tăng bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến loại thực phẩm này cũng như những lợi ích cho sức khỏe do thủy sản mang lại. Sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam là lựa chọn thay thế cho sản phẩm cá fillet thịt trắng do chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý. Vì vậy, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng.

3.2.2. Khó khăn

- Lạm phát tăng cao, xu hướng tỷ giá đối với đồng tiền chính không thuận lợi, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất thủy sản bị ảnh hưởng.

- Các rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước nhập khẩu: cụ thể là quy định dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế chống bán phá giá.

- Các nhà sản xuất thức ăn thủy sản gặp khó khăn do nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn thủy sản bị thu hẹp, giá tăng mạnh kéo theo chi phí sản xuất cá nguyên liệu tăng.

- Số lượng các nhà máy chế biến cá tra, cá basa xây dựng mới tiếp tục tăng,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)