PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo án ngữ văn 10hk2 ngon chi viec in (Trang 36 - 42)

IV, Tiến trình tổ chức dạy – học:

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Nắm được ngoài các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp khác: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả.

- Rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể

B. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học:

Bài tập:

Đọc mỗi đoạn trích (SGK)

a) Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

b) Phân tích tác dụng của từng

Hoạt động 1: Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học:

Bài tập:

* Đoạn trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

Đoạn trích thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng ở đây là phương pháp nêu ví dụ. Những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán

phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục.

* Đoạn trích Thi sĩ Ba- sô và "Con đường hẹp thiên lí".

Đoạn trích thuyết minh về các bút danh của Ba- sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần biết là ý nghĩa của các bút danh ấy. Vì vậy, người viết đã sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh. Nhờ phương pháp thuyết minh này mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách sáng rõ.

* Đoạn trích Con người và con số trên tạp chí Kiến thức ngày nay. Đoạn trích thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Phương pháp thuyết minh ở đây là dùng số liệu. Người viết đã đi từ số lượng tế bào (40- 60 000 tỉ) đến số lượng

phân tử cấu tạo nên tế bào (6 triệu tỉ phân tử) rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (1 tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú, ,... và đi đến kết luận: "Nếu mỗi nguyên tử dài 1 mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ”. Sức hấp dẫn của đoạn

thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

* Đoạn trích Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

Đoạn trích thuyết minh về nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích. Tác giả phân tích tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại "hết thảy đều là đồ bỏ”; cách sử dụng vô cùng dân dã; nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp nhười đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh:

Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh:

Bài tập 1: Đọc lại câu văn "Ba-sô là bút danh" đã dẫn trong phần luyện tập trước và cho biết vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa? Tác giả đã thuyết minh bằng cách chú thích, vậy phương pháp này có gì khác phương pháp định nghĩa?

Bài tập 1:

Câu văn thuyết minh "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này.

Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích. Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa có những nét khá giống nhau bởi vì về đại thể cả hai đều có cấu trúc cơ bản: “A là B”. Song, hai phương pháp này có những nét khác nhau. Phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yêu cầu cơ bản. Một là phải đặt đối tượng định

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

nghĩa vào một loại lớn hơn. Hai là phải chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác. Phương pháp chú thích không buộc thoả mãn hai yêu cầu đó. Tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

Bài tập 2: Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (SGK) và trả lời các câu hỏi.

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

Bài tập 2:

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân- quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

Hoạt động 3: Luyện tập:

Bài tập 1: Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích "Hoa lan Việt Nam” (SGK).

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

Hoạt động 3: Luyện tập:

Bài tập 1:

Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loài hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam.

Trong đoạn thuyết minh nay, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ,... nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.

Bài tập 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Bài tập 2:

Đây là bài luyện tập mang tính tổng hợp nhưng chủ yếu là lựa chọn và sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí, có hiệu quả. Để bài viết hay cần:

- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.

- Xác định mục đích thuyết minh.

- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.

- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân- kết quả để thuyết minh vì sao có nghề truyền thống

ấy,...

Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh Ngày soạn: ...

Lớp 10A2 10A4

Ngày giảng Học sinh vắng Học sinh vào muộn H.s kiểm tra miệng

TIẾT 70, 71- ĐỌC VĂN: CHUYỆN CHỨC SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục) Nguyễn Dữ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS:

- Thấy được gương dũng cảm, yêu nước, trọng công lí, chống tà ma nhưng vẫn tôn kính thần linh của nhân

vật Tử Văn trong câu chuyện.

- Nắm được nghệ thuật kì ảo rất độc đáo của thể loại truyền kỳ .

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một tác phẩm văn học cổ được viết theo thể truyền kì.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tác giả, tác phẩm

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tác giả, tác phẩm

Bài tập 1: Đọc mục Tiểu dẫn và cho biểt:

a) Truyện chức phán sự đền Tản

Viên được rút ra từ tác phẩm nào?

Do ai sáng tác? Vào khoảng thời điểm nào?

Bài tập 1:

a) Truyện chức phán sự đền Tản Viên được rút ra từ tập

Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những chuyện hoang

đường), do Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu (Hải Dương), dựa trên các truyện kì ảo trong dân gian mà sáng tạo thêm. Tác phẩm được viết vào khoảng nửa đầu TK XVI. b)Truyện được viết theo thể loại gì?

Đặc điểm của thể loại đó?

b) Truyện được viết theo thể loại truyền kì (truyện kì ảo, hoang đường truyền lại).

(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)

Truyền kì là một thể loại thuộc truyện ngắn nhưng trong

nghệ thuật dựng truyện có nhiều yêu tố ma quái, thần tiên kì ảo. Loại truyện này có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và phát triển mạnh trong TK XV-XVI. Trước Nguyễn Dữ có Thánh Tôn di thảo là tác phẩm có nhiều truyện viết theo thể loại này.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện

Bài tập 1: Theo anh (chị), việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn thể hiện điều gì?

a) Thể hiện quan điểm và thái độ của nhười trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.

b) Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.

c) Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.

d) Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ Thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.

e) Ý kiến khác.

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

Bài tập1:

Việc làm của Ngô Tử Văn là đốt đền, vạch tội hồn tên tướng giặc trước Diêm Vương. Hành động của Tư Văn xuất phát từ ý thức rõ ràng: "Thấy sự gian tà thì không chịu

được" chứ không phải việc làm động chạm thần linh.

Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền của chàng, ta thấy Tử Văn là con người "khảng khái”,

"nóng nảy" và "cương trực". Tử Văn là người coi trọng

công lý, bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành làm mưa làm gió.

Cuộc đấu tranh giữa Ngô Tử Văn với hồn tên tướng giặc họ Thôi là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực: công lí, chính nghĩa và phi nghĩa, gian tà. Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực này có ý nghĩa hiện thực cụ thể và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, một mặt lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kết của thần quyền, mặt khác phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.

Câu trả lời tốt nhất ở đây là câu (e). ý kiến khác ở đây cần bao gồm cả ý (b) và ý (d) (có thể thêm những ý kiến mang tính phát hiện sáng tạo). Hành động của Tử Văn vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại (b), vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt (d). Câu trả lời (a) chỉ đúng một phần rất nhỏ vì Ngô Tử Văn có đả phá nhưng đả phá sự ngu tín vào những thần ác, thần bất chính chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. Câu trả lời (c) là hoàn toàn sai vì Ngô Tử Văn đâu có đốt đền một cách vô cớ, hơn nữa, trước khi đốt, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời" rồi mới "châm lửa đốt

đền". Hành động đó của Tử Văn chứng tỏ chàng đã suy xét

rất kĩ lưỡng chứ đâu phải hành động của người tuổi trẻ hiếu thắng.

Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì?(xem các phương an lưa chon trong SGK).

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

Sở dĩ có việc xử kiện ở âm phủ là do hồn tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Hồn tên tướng giặc đã giả mạo Thổ Thần, làm hại dân, qua mặt cả Diêm Vương. Sở dĩ Diêm Vương không hay biết là vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm của mình, quan liêu, không theo sát thực tế.

Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết vô cùng cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất đồng thời khắc sâu chủ đề của truyện. Chi tiết này thể hiện khát vọng của người xưa về công lí chưa thể thực hiện được nơi trần thế còn đầy dẫy bất công và tội ác. Con người thời trung đại còn tin rằng bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Điều đó có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác để không bị trừng phạt.

Như vậy, ý (e) là cách chọn hợp lí nhất bởi vì ý nghĩa của chi tiết này bao gồm tất cả các ý (a,b,c,d).

Bài tập 3: Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

Bài tập 3. Chức Phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe doạ. Việc nhận chức Phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

Bài tập 4: Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ.

(HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày)

Bài tập 4: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới ly kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết... sẽ nhận ra giá trị

hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến các sự việc để rồi cuối cùng thở

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo án ngữ văn 10hk2 ngon chi viec in (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w