LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo án ngữ văn 10hk2 ngon chi viec in (Trang 63 - 78)

II. Đề thuyết minh về một tác gia văn học:

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Bài học nhằm mục đích ôn tập và nâng cao kiến thức và kĩ năng lập dàn ý bài văn nghị luận đã học ở THCS.

- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận và hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của

việc lập dàn ý.

Bài tập: Từ kinh nghiệm của bản thân, hãy cho biết tác dụng củ việc lập dàn ý.

(HS suy nghĩ trên cơ sở kinh nghniệm bản thân và phát biểu ý kiến).

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của việc lập dàn ý

Bài tập: Tác dụng của việc lập dàn ý:

- Bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai.

- Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý. - Tránh được việc bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng.

- Phân phối thời gian hợp lí cho bài làm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

Bài tập 1:

Cho đề bài (SGK). Hãy: a) Xác định luận đề

b) Xác định các luận điểm. c) Tìm luận cứ cho các luận điểm d) Lập dàn ý.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Bài tập 1:

a) Luận đề: Vai trò và tác dụng to lớn của sách. Đây là một vấn đề đúng.

b) Các luận điểm: - Sách là gì?

- Sách có tác dụng như thế nào?

- Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào cho đúng?

c) Tìm các luận cứ cho các luận điểm:

- Luận điểm thứ nhất: sách là sản phẩm tinh thần kì diệu; sách lưu giữ phản ánh những thành tựu khoa học, đời sống,... (một số dẫn chứng)

- Luận điểm thứ hai: Sách đem lại cho con người những hiểu biết (tự nhiên, xã hội,...); sách giúp con người hoàn thiện về nhân cách,...

- Luận điểm thứ ba: Cần có thái độ trân trọng sách; cần đọc sách có phương pháp,...

d) Lập dàn ý (gợi ý): * Mở bài: Nêu vấn đề

* Thân bài: sắp xếp các luận cứ vào các luận điểm và sắp xếp các luận điểm một cách hợp lí

* Kết bài: Khẳng định những nội dung đã giải thích, bình luận và mở ra hướng suy nghĩ mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 2: Từ bài tập 1, hãy rút ra cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

(HS thảo luận và trình bày )

Bài tập 2:

Ghi nhớ:

(SGK)

Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 3: Luyện tập

Bài tập 1: Cho đề văn sau:

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Có

Bài tập 1: Đây là một đề bài nghị luận xã hội. Nội dung vấn đề cần nghị luận là "đức" và "tài”. Thao tác lập luận chính là giải thích nên cần vận dụng các luận

tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào? Một bạn học sinh đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức. b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Yêu cầu:

- Bổ sung các ý còn thiếu. - Lập dàn ý cho bài văn.

(HS thảo luận nhóm và đại diện trình bày )

điểm, luận cứ sao cho phù hợp và đầy đủ để người đọc (người nghe) hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo. Ngoài ra, đề bài còn đề cập đến việc vận dụng lời dạy của Bác như thế nào đối với bản thân.

+ Các ý còn thiếu cần phải đưa vào dàn ý: - Quan hệ giữa đức và tài trong mỗi con người. - Hướng rèn luyện để có cả tài và đức.

+ Tham khảo: a) Mở bài:

- Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có thể dẫn dắt bằng cách nêu xuất xứ của lời dạy hoặc nêu lên tầm quan trọng của tài và đức,...).

- Định hướng tư tưởng cho bài viết (khẳng định tính đúng đắn của lời dạy).

b) Thân bài:

- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào? + Giải thích khái niệm tài và đức.

+ Tại sao có tài mà không có đức lại là người vô dụng. + Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

+ Đức và tài có quan hệ như thế nào trong mỗi con người.

- Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

+ Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào? c) Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

(HS thảo luận nhóm và đại diện trình bày )

Bài tập 2: Vấn đề nghị luận trong đề bài này là một câu tục ngữ vừa có mặt đúng vừa có mặt chưa đúng. Người viết cần xác định các ý đúng và các ý chưa đúng trước khi lập dàn ý, đồng thời xác định cách vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn học tập của bản thân sao cho phù hợp.

Tham khảo: a) Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn".

- Định hướng tư tưởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.

b) Thân bài:

Ý 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

- "Cái khó": những khó khăn trong thực tế cuộc sống như hoàn cảnh kinh tế eo hẹp; điều kiện làm việc thiếu thốn; môi trường sống khắc nghiệt;...

- "Cái khôn": khả năng suy nghĩ sáng tạo như nhận thức đúng đắn về sự vật sự việc; dự tính, phán đoán được hướng phát triển của vấn đề; đề ra được những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc;... - "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong thực tế cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,... của con người (giống như một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).

Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Bài học này có mặt đúng, có mặt chưa đúng:

- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiều). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt,... sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian giành cho học tập ít, điều kiện tài liệu, thầy, bạn,... cũng thiếu thốn.

- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đáng giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại , nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:

- Trước khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn. - Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên

hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công. c) Kết luận:

Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn giống như những thử thách trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh Ngày soạn: ...

Lớp 10A2 10A4

Ngày giảng Học sinh vắng Học sinh vào muộn H.s kiểm tra miệng

TIẾT 81- ĐỌC VĂN: TRUYỆN KIỀU Nguyễn Du PHẦN I: TÁC GIẢ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS:

- Qua cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, thấy được ông là một nhà nghệ sĩ lớn, người có trái tim lớn.

- Hiểu được các thành tựu về tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du và vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Du

Bài tập 1: Dựa vào mục I

(SGK), giới thiệu về thời đại, quê hương, gia đình Nguyễn Du và sự ảnh hưởng của các

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Du

Bài tập 1: Nguyễn Du (1765- 1820). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gia đình: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ truyền thống ấy.

nhân tố ấy đối với tư tưởng, sáng tác của ông.

(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)

Bài tập 2: Tóm tắt những sự kiện chính trong cuộc đời Nguyễn Du. Nhận xét về những sự kiện có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, sáng tác của ông.

(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

Bài tập 1: Đọc mục II (SGK) và cho biết những sáng tác chính của Nguyễn Du.

(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)

- Quê hương: Nguyễn Du người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống hiếu học.

- Thời đại: Nguyễn Du sống vào giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn lao: nhà Lê sụp đổ; khởi nghĩa Tây Sơn; nhà Nguyễn thành lập...

Quê hương và gia đình đã nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du. Lớn lên trong bối cảnh thời đại đầy biến động, tư tưởng và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du được hun đúc, thử thách.

Bài tập 2:

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một

thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cho

lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người... Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại. - Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng Nguyễn Du ít nói, lúc nào cũng trầm lặng, ưu tư. Tư

tưởng của Nguyễn Du có những mâu thuẫn phức tạp nhưng đó

là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

Bài tập 1: Những sáng tác chính của Nguyễn Du gồm: + Ba tập thơ chữ Hán:

- Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 10 năm gió bụi)

- Nam trung tạp ngâm (viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn)

- Bắc hành tạp lục (viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc) + Thơ chữ Nôm:

- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) một tiểu thuyết bằng thơ lục bát được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.

- Văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu.

Ngoài ra còn một số sáng tác khác.

Bài tập 2:

Bài tập 2: Tìm hiểu nội dung tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)

Bài tập 3: Tìm hiểu, phân tích những giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du.

(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 3: Tổng kết

Bài tập: Nêu vị trí của Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới.

+ Nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc:

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo...(Sở kiến

hành, Phản chiêu hồn...).

- Thơ chữ Nôm: Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố

cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội.

Nguyễn Du là người có "con mắt nhìn thấu sáu cõi..” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Thái độ Nguyễn Du: phê phán quyết liệt. + Nhà thơ nhân đạo vĩ đại:

- Quan tâm và xót thương sâu sắc đến thân phận con người

(Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành; Văn chiêu hồn...)...

- Ca ngợi vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng chân chính, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu chân chính...

- Vượt qua những ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Nguyễn Du là người có "tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Bài tập 3:

Giá trị nghệ thuật:

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa - Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát).

Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết

bằng thơ. Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự, miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú biến hoá, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

Hoạt động 3: Tổng kết

Bài tập:

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Du sống giữa một thời đại lịch sử đầy biến động. Bi kịch riêng và bi kịch thời đại, năng khiếu bẩm sinh

(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)

cùng truyền thống gia đình đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Bao trùm sáng tác của ông là tư tưởng nhân đạo. Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác. Ông là người có công lớn đưa tiếng Việt văn học đến một trình độ phát triển cao.

Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh Ngày soạn: ...

Lớp 10A2 10A4

Ngày giảng Học sinh vắng Học sinh vào muộn H.s kiểm tra miệng

TIẾT 82, 83- ĐỌC VĂN: TRUYỆN KIỀU Nguyễn Du PHẦN II: CÁC ĐOẠN TRÍCH TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS:

- Cảm nhận được tình yêu và nỗi đau của Thuý Kiều trong cảnh trao duyên, sức cảm thông lạ lùng của nhà thơ đối với nỗi khổ đau và khát vọng hạnh phúc của con người.

- Cảm nhận được tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, bố cục đoạn trích

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo án ngữ văn 10hk2 ngon chi viec in (Trang 63 - 78)