II. Đề thuyết minh về một tác gia văn học:
B. GỢI Ý LÀM BÀ
HƯỚNG DẪN HỌC TRONG HÈ A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Đánh giá toàn diện về kiến thức, kĩ năng viết bài nghị luận. Đánh giá đúng những ưu điểm và nhược điểm của bài viết về các phương diện: nhận thức đề, lập dàn ý, cách diễn đạt, hình thức trình bày,...
- Nhận ra và sửa chữa các lỗi trong bài viết.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích đề và xây dựng đề cương
Bài tập 1: Nêu và phân tích những yêu cầu chính của đề văn đã làm.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2: Trên cơ sở bài viết và tự đánh giá, điều chỉnh, hãy xây dựng đề cương (đáp án) cho bài văn.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 2: Nhận xét,
Hoạt động 1: Phân tích đề và xây dựng đề cương
Bài tập 1: (Đề do HS tự chọn trong hoặc ngoài SGK). HS tự phân tích nội dung, kiểu bài và phạm vi tư liệu.VD đề 1: Vai trò
của sách đối với đời sống nhân loại.
- Nội dung vấn đề: vai trò của sách đối với đời sống nhân loại. - Kiểu bài: nghị luận xã hội.
- Phạm vi tài liệu: không giới hạn.
Bài tập 2: Đề cương:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
+ Thân bài: Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Các ý nhỏ gồm:
- Giải thích: Sách là gì? Sách có từ khi nào? Sách dùng để làm gì? Vì sao sách có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại? - Phân tích chứng minh vai trò của sách trong đời sống nhân loại.
- Bình luận: Phê phán những biểu hiện không đúng đối với sách; muốn sử dụng sách có hiệu quả cần thế nào?
+ Kết bài:
Khẳng định vai trò to lớn của sách trong đời sống nhân loại trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
đánh giá bài viết
Nhiệm vụ 1: HS tự nhận xét, đánh giá về bài viết của bản thân. GV nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Nhiệm vụ 2: HS bổ sung và chữa lỗi cho bài viết của mình.
(GV trả bài. HS xem lại bài, trao đổi bài cho nhau và thảo luận. GV định hướng cho HS thảo luận những lỗi cụ thể).
Nhiệm vụ 3: Đề xuất phương án, kế hoạch học tập, rèn luyện trong thời gian trước mắt.
(GV Gợi ý để HS xây dựng kế hoạch cá nhân. HS phác hoạ kế hoạch cá nhân vào giấy).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học trong hè
1. Trên cơ sở đối chiếu bài viết với đáp án, HS đưa ra được nhận xét về các mặt:
- Về nội dung: đầy đủ các ý cơ bản hay chưa? Có chính xác không?
- Về hình thức: đúng kiểu bài nghị luận xã hội chưa?
- Về kĩ năng: lập ý, diễn ý, bố cục, trình bày, chữ viết… có chỗ nào sai sót không?
+ GV nhận xét, đánh giá trên cơ sở chấm, chữa bài của HS: - Nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm (nội dung kiến thức và kĩ năng làm bài).
- Nhận xét chi tiết (chỉ ra những ưu điểm cụ thể, những lỗi cụ thể trong những bài cụ thể).
2. Bổ sung và chữa lỗi của bài viết
- Về nội dung: thiếu ý; ý chưa chính xác;...
- Về hình thức: bố cục không hợp lí; trình bày chưa khoa học; diễn đạt còn còn rườm rà hoặc tối nghĩa; lỗi chính tả; lỗi ngữ pháp;...
3. Kế hoạch có thể lập kế hoạch trên một số phương diện sau: + Về bổ sung kiến thức: Cần nắm vững những phần kiến thức nào? (từ bài cụ thể mà liên hệ tới những phần khác.)
+ Về rèn luyện kĩ năng: dựa trên những lỗi thường mắc và cách sửa chữa.
+ Thời gian và phương thức thực hiện:
- Những phương thức cụ thể như: tăng luyện viết (nếu chữ xấu); đọc thêm sách (nếu kiến thức còn hạn hẹp); ôn lại bài giảng (nếu kiến thức cơ bản nắm chưa chắc); tổ chức thảo luận nhóm…