6. Bố cục của luận án
2.2. Vật liệu, giới hạn và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
Rừng trồng thuần loài các giống Keo lai 6-7 tuổi ở các vùng sinh thái trọng điểm.
Vùng nghiên cứu Giống Keo lai
Chợ Mới - Bắc Kạn BV10
Cam Lộ - Quảng Trị Keo lai hạt, BV10, BV16, BV32 Phù Mỹ - Bình Định BV10, BV16, BV32, BV33, TB11 M'Đrắc - Đắc Lắk TB1, TB5, TB11, BV10
Bàu Bàng - Bình Dương TB11, TB12, BV10, BV32, BV33, AH
2.2.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
-Một số lâm phần trồng Keo lai 6-7 tuổi điển hình ở một số vùng sinh thái ở Việt Nam (chọn những lâm phần trồng rừng 6-7 tuổi để điều tra đánh giá hiệu quả, kinh tế-xã hội và môi trường có độ chính xác cao hơn).
Giới hạn:
- Đề tài đánh giá thực trạng trồng và sinh trưởng của một số giống Keo lai với luân kỳ kinh doanh 6 – 7 năm trồng ở một số vùng sinh thái của nước ta.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một số giống Keo lai trồng ở một số vùng sinh thái của nước ta.
- Hiệu quả môi trường đề tài chỉ tập trung vào đánh giá trữ lượng carbon của cây Keo lai, thảm mục rơi rụng.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam về quy hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp và thực trạng trồng rừng Keo lai ở nước ta. Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn là các tỉnh trồng rừng Keo lai khá phổ biến như:
1. Vùng Đông Bắc, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 2. Vùng Bắc Trung bộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
4. Vùng Tây Nguyên, huyện M’Đrắc, tỉnh Đắc Lắk.
5. Vùng Đông Nam bộ, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
2.3.1. Phương pháp tổng quát
•Quan điểm và phương pháp luận
Để phát triển trồng rừng sản xuất nói chung và Keo lai nói riêng, chúng ta cần phải có cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó ứng dụng công nghệ chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường lâm sản (nội địa và xuất khẩu) giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng tập đoàn loài cây trồng trong phát triển rừng trồng thương mại đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, qua đây cũng cho thấy rõ các mắt xích vừa có tác động qua lại nhau vừa cùng tác động lên chuỗi hành trình của giống nguyên liệu, trong đó cơ chế chính sách là một mắt xích quan trọng.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành đánh giá các mô hình rừng trồng Keo lai sản xuất hiện có ở một số vùng sinh thái lâm nghiệp chính và các chính sách liên quan nhằm đề xuất giải pháp khoa học công nghệ và chính sách phù hợp để phát triển rừng trồng Keo lai phục vụ cho sản xuất nguồn nguyên liệu theo hướng phát triển bền vững trên phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
- Để xem xét và đánh giá các mô hình rừng trồng Keo lai phải xuất phát từ sản phẩm hàng hoá được thị trường tiêu thụ chấp nhận không chỉ trong hiện tại mà còn phải dự báo đón đầu cho tương lai, gắn với công nghệ chế biến sản xuất ra các sản phẩm đồ mộc đó để tìm kiếm và đề xuất các mô hình phát triển ổn định và bền vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, phải xuất phát từ sản phẩm hàng hoá mũi nhọn với các ưu thế và lợi thế so sánh để đánh giá và lựa chọn loài cây trồng và mô hình rừng trồng sản xuất.
Mục tiêu kinh tế không thể không dựa vào lợi thế về tiềm năng sinh thái cho phép, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế phải gắn với sinh thái, cho nên cách tiếp cận tổng hợp ở đây là tổng hợp kinh tế - sinh thái.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu về Keo lai ở Việt Nam có liên quan đến đề tài. - Tham khảo các số liệu về đất đai, tài nguyên, kết quả trồng rừng Keo lai ở các vùng nghiên cứu.
2.3.2.2. Khảo sát hiện trường
1. Đánh giá thực trạng trồng, sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
• Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
- Sau khi làm việc với các cơ quan quản lý lâm nghiệp tại địa phương như Chi cục Lâm nghiệp, các công ty, các hộ gia đình trồng rừng Keo lai để nắm được đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, từ đó lựa chọn những khu rừng trồng 6-7 tuổi của công ty, người dân để tiến hành khảo sát. Sau khi lựa chọn được khu rừng khảo sát, đề tài tiến hành phỏng vấn cán bộ của công ty, người dân trồng rừng Keo lai về giống, nguồn giống, kỹ thuật trồng, thời vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng Keo lai từ khi trồng đến khi khai thác.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ở các vùng sinh thái nghiên cứu
• Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu về tình hình trồng, sinh trưởng, năng suất
Tại khu rừng trồng Keo lai đến độ tuổi khai thác, mỗi giống Keo lai đề tài thiết lập 3 ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình ở các vị trí đại diện cho bản chất của ÔTC như chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi với diện tích mỗi ÔTC = 500m2 (25 m x 20m). Tổng số ÔTC đề tài đã thiết lập là 66 (Bắc Kạn 9 ô ở 3 nơi khác nhau; Quảng Trị 12; Bình Định 15; Đắc Lắk 12 và Bình Dương 18). Trong ÔTC đề tài đo tất cả số cây với các chỉ tiêu cần đo đếm như sau:
- Đường kính ngang ngực (D1.3): được tính thông qua đo chu vi tại vị trí 1,3 của chiều cao cây tính từ mặt đất, độ chính xác đến 1mm.
- Chiều cao dưới cành (Hdc): đo bằng sào có gắn thước dây, độ chính xác đến cm. - Chiều cao vút ngọn (Hvn): đo bằng sào có gắn thước dây, độ chính xác đến cm - Đường kính tán (Dt): đo theo 4 hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, độ chính xác
2. Đánh giá khả năng cố định carbon của rừng trồng Keo lai ở địa điểm nghiên cứu
Thu thập các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, sinh khối của rừng và một số yếu tố sinh thái có liên quan trên các địa điểm nghiên cứu như:
- Việc nghiên cứu khả năng cố định carbon là công việc khó, đòi hỏi phải có thời gian, công sức và kinh phí, do vậy đề tài tiến hành lấy mẫu đại diện cho từng giống Keo lai ở mối địa điểm nghiên cứu.
- Kết hợp với việc đo đếm sinh trưởng, năng suất rừng trồng tại các ô tiêu chuẩn điển hình tiến hành đo đếm rừng. Ứng với mỗi giống Keo lai ở mỗi vùng tiến hành đo đếm 3 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô 500m2 để điều tra đo đếm rừng trồng. Với thảm mục, lập 5 ô thứ cấp (4 ô 4 góc, 1 ô ở giữa) với diện tích 4 m2 (2 x 2 m) trong ô tiêu chuẩn để đo đếm thảm mục. Tổng số ô tiểu chuẩn điển hình đo đếm rừng trồng là 60 (Bắc Kạn 3, Quảng Trị, 12, Bình Định 15, Đắk Lắk 12, Bình Dương 18); tổng số ô đo đếm sinh khối thảm mục và vật rơi rụng là 285.
- Đo đếm sinh khối tươi của rừng trồng tại các ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm toàn bộ đường kính ngang ngực, chiều cao, vv của các cây trong ô tiêu chuẩn. Chọn các cây tiêu chuẩn đại diện cho các giống Keo lai (mỗi OTC chặt 3 cây ở cấp sinh trưởng khác nhau: tốt, trung bình, xấu) để chặt hạ.
+ Phương pháp xác định cây tiêu chuẩn để chặt hạ nghiên cứu sinh khối
Cây tiêu chuẩn là
Sau khi xác định cây chặt hạ, tiến hành chặt hạ và dùng thước đo đếm chính xác D1.3 và H của cây tiêu chuẩn. Sử dụng cưa và dao để tách các bộ phận thân, cành và lá. Dùng cân cân sinh khối của các bộ phận thân, cành và lá. Đối với sinh khối rễ, dùng cuốc, thuổng đào xung quanh gốc cây, thu nhặt toàn bộ rễ cây và dùng cân để cân lượng rễ cây. Toàn bộ số liệu đo đếm rừng và các cây giải tích được ghi chép đầy đủ vào phíếu điều tra.
- Đo đếm sinh khối thảm mục: Tại các ô đo đếm thảm mục (4m2/ô), thu nhặt toàn bộ thảm mục trong ô và cân để xác định khối lượng thảm mục. Tất cả các số liệu đo đếm tại các ô điều tra được ghi chép đầy đủ vào phíếu điều tra.
- Lấy mẫu phân tích sinh khối: Sau khi xác định sinh khối tươi của các cây giải tích và thảm mục, tiến hành lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô. Với cây Keo lai, mẫu thân lấy với khối lượng là 0,5 – 1,0 kg; mẫu rễ khoảng 0,5 kg, mẫu cành khoảng 0,5 kg và mẫu lá là khoảng 0,2 kg. Với thảm mục, mẫu lấy phân tích là 0,2 kg. Khối lượng của các mẫu phân tích được cân chính xác bằng cân điện tử với độ nhạy 0,01 gam. Các mẫu được ghi đầy đủ ký hiệu và được phân tích tại phòng thí nghiệm.
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở những điểm khảo sát. Thu thập số liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế như sau
- Phỏng vấn cán bộ công ty và các hộ gia đình trồng rừng Keo lai, thu thấp số liệu về chi phí đầu tư như giá phân bón, giá cây giống, công làm đất, xử lý thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc, tiền công khai thác, tiền vận chuyển, giá bán, thị trường tiêu thụ, lãi suất vay ngân hàng... bằng câu hỏi thiết kế sẵn. Bên cạnh đó, đề tài cũng phỏng vấn cán bộ của 3 công ty, các hộ dân về những chính sách liên quan đến trồng rừng và việc thực hiện những chính sách đó ở địa bàn nghiên cứu như: nhóm chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng, chính sách khoa học, thị trường, đào tạo nhân lực …, từ đó tìm được những điểm tích cực và chưa tích cực của các chính sách đó.
- Ở mỗi tỉnh, đề tài phỏng vấn 15 hộ gia đình trồng rừng Keo lai đại diện cho địa bàn nghiên cứu (Bắc Cạn 15 hộ gia đình, trong đó 10 hộ tự trồng Keo lai, 5 hộ trồng rừng thuê trên đất của Lâm trường Chợ Mới; Quảng Trị 15 hộ gia đình trồng rừng Keo lai; Bình Định 15 hộ gia đình, trong đó 10 hộ tự trồng rừng Keo lai, 5 hộ trồng rừng thuê trên đất của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ; Đắc Lắk 15 hộ gia đình, trong đó 10 hộ tự trồng rừng, 5 hộ trồng rừng thuê trên đất Lâm trường M’Đrắc; Bình Dương 15 hộ gia đình trồng rừng Keo lai). Lý do chọn hộ gia đình như vậy là đề so sánh mức độ đầu tư giữa hộ gia đình với công ty lâm nghiệp trong trồng rừng Keo lai.
- Kết hợp với kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên các ô tiểu chuẩn để tính toán năng suất của 1ha rừng trồng. Tìm hiểu giá bán của từng
loại gỗ thông qua công ty, người dân trồng rừng và các đại lý thu mua gỗ trên địa bàn nghiên cứu
- Đề tài dựa vào Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 về định mức kỹ thuật trồng rừng và điều tra thực tế đầu tư rừng trồng của các công ty và hộ gia đình đề tính toán chi phí cho 1ha rừng trồng Keo lai.
Đánh giá hiệu quả xã hội:
Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 75 hộ gia đình (15 hộ/tỉnh), 3 cán bộ quản lý của 1 Lâm trường trồng rừng ( Lâm trường Chợ Mới, Lâm trường M’Đrắc và Ban quản lý rừng phòng hộ Phù Mỹ) bằng câu hỏi mở về 3 vấn đề chính sau:
- Sự chấp nhận của người dân về phương án trồng rừng Keo lai thông qua hiệu quả kinh tế từ việc trồng Keo lai.
- Nhận thức của người dân thông qua việc trồng rừng như cải thiện cuộc sống, nâng cao kinh nghiệm trồng rừng và việc ứng dụng kỹ thuật trong phát triển rừng trồng Keo lai như thế nào.
- Giải quyết việc làm, trồng rừng Keo lai đã tạo được công ăn việc làm như thế nào cho người dân địa phương.
2.3.3. Xử lý số liệu
1. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai
Áp dụng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý và phân tích số liệu với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng như: SPSS, Excel: * Thể tích thân cây (V) được tính theo công thức V= G.H.f (2.1)
Trong đó: G là tiết diện ngang ở vị trí 1,3m (m2) H là chiều cao vút ngọn (m)
f là hệ số hình thân (f=0,5)
* Lượng lâm phần (M) được tính theo công thức: ∑ = = n i i V M 1 (m3/ha) (2.2)
* Tăng trưởng bình quân chung về Lượng:
A Mo A M = ∆ (2.3) Trong đó o A
A là tuổi của lâm phần
2. Sự hấp thụ carbon của rừng trồng Keo lai ở địa điểm nghiên cứu Tính toán lượng hấp thụ carbon
- Tổng hợp các số liệu, tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối của rừng. - Phân tích carbon ở các mẫu thực vật (cành, lá tươi, thân rễ, thảm mục). - Tính toán lượng carbon có trong các thành phần sau như:
+ Carbon có trong các hợp chất hữu cơ không sống (gỗ khô, thảm mục).
+ Các bước tiến hành xác định sinh khối khô và hàm lượng carbon hấp thụ của rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu.
a) Xác định sinh khối khô
Xác định bằng phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 105OC. Mẫu được sấy trong khoảng thời gian 72 giờ liên tục đến khi đạt Lượng không đổi. Dùng cân phân tích có độ chính xác 10-3 gam để xác định Lượng của mẫu.
Tính toán sinh khối khô
• Xác định hệ số chuyển đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô (P): Dựa trên các mẫu phân tích sinh khối tại phòng thí nghiệm, hệ số chuyển đổi từ sinh khối tươi sang sinh khô kiệt được tính theo công thức tổng quát sau:
Wdi P
Wfi
= (2.4)
Trong đó: Wdi là Lượng khô kiệt của mẫu tương ứng sấy ở nhiệt độ 105OC; Wfi là Lượng tươi của mẫu tương ứng trước khi sấy.
• Sinh khối khô từng bộ phận (thân, cành, lá, rễ) của cây cá thể giải tích được xác định theo công thức:
Dwi = Fwi x Pi (2.5)
Trong đó: Dwi là sinh khối khô bộ phận tương ứng cây cá thể giải tích và Fwi là sinh khối tươi của bộ phận tương ứng cây cá thể giải tích.
Sinh khối khô cây cá thể giải tích: Sinh khối khô cây cá thể giải tích (Bi) được tính bằng tổng sinh khối của các bộ phận của cây cá thể (gồm sinh khối khô của thân, cành, lá và rễ)
¦D¦W
n
i
Bi=∑ i
(2.6) Sinh khối của thảm mục trên 1 ha được tính theo công thức: TMi = 5 10000 × i m (kg/ha) (2.7)
Trong đó: TMi là sinh khối bộ phận (cành, lá rụng), mi là tổng khối lượng bộ phận tương ứng
b) Xác định Lượng carbon trong sinh khối
Lượng carbon trong sinh khối của cây giải tích, thảm tươi cây bụi và thảm mục được tính toán dựa trên sinh khối khô và hàm lượng carbon trong sinh khối phân tích tại phòng thí nghiệm. Công thức tổng quát để tính Lượng carbon trong sinh khối như sau:
CS = C x B (2.8)
Trong đó: CS là Lượng carbon trong sinh khối, thường tính bằng kg/cây; hoặc tấn/ha; C là hàm lượng carbon trong sinh khối, tính bằng %; và B là sinh khối khô.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng Keo lai ở những điểm khảo sát.
Sau khi thu thập được số liệu chi tiết về số tiền đầu tư, số tiền doanh thu của 1ha rừng trồng, dùng phần mềm excell để tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR để xác định hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Keo lai
• Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
Hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới thường dùng 2 phương pháp phân tích kinh tế trong các dự án đầu tư nói chung, dự án trồng rừng nói riêng là phương