0
Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

xuất một số giải pháp khuyến khích phát triển trồng rừng Keo lai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (ACACIA MANGIUM X A AURICULIFORMIS) Ở MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI TẠI VIỆT NAM (Trang 115 -127 )

4. Tổng hợp hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường

3.4. xuất một số giải pháp khuyến khích phát triển trồng rừng Keo lai

3.4.1. Kỹ thuật

Như đã phân tích ở trên, đa số HGĐ, công ty trồng rừng keo lai đúng kỹ thuật, chất lượng giống tốt, bón phân, chăm sóc tốt thì năng suất cao hơn trồng rừng không đúng kỹ thuật, chất lượng giống kém, không bón phân hoặc bón phân ít thì năng suất kém.

Do vậy, luận án khuyến nghị như sau

- Giống, gồm các giống BV10, BV16, BV32, BV33, TB1, TB5, TB11, TB12, AH là những giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật.

Trồng rừng keo lai bằng các giống quốc gia hay giống được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo chất lượng như cây con bằng giâm hom, chủ yếu là hom ngọn, có bầu và từ 3 tháng tuổi trở nên. Cây con phải thẳng, cao từ 25 -30cm, khỏe mạnh và không bị gẫy ngọn. Không nên trồng rừng bằng hạt Keo lai, nguồn giống không rõ ràng.

- Thời vụ trồng: trồng đúng thời vụ ở miền Bắc vào tháng 3-4; Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung trồng vào tháng 9-11, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trồng từ tháng 5 đến tháng 8.

- Chăm sóc rừng đúng kỹ thuật, đúng thời vụ và bón phân chuồng, phân NPK. - Luân kỳ kinh doanh10 và 7 năm mang lại hiệu quả kinh tế cao, luân kỳ 5 năm là hiệu quả kinh tế thấp nhất. Do vậy, khuyến cáo các chủ rừng nên để luân kỳ kinh doanh 7 và 10 năm.

3.4.2. Chính sách

Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay Nhà nước đã chủ trương phát triển mạnh trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển trồng rừng sản xuất để tăng độ che phủ rừng, giảm sức ép vào rừng tự nhiên, thông qua Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhiều dự án lâm nghiệp quốc tế. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển trồng rừng, đặc biệt là đối với khu vực hộ gia đình, chính sách đất đai, hỗ trợ đầu tư và tín dụng, hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, khoa học và công nghệ, hợp tác đầu tư với nước ngoài. Tại quyết định 661, chính sách về cơ cấu cây trồng đã được đề ra: với rừng sản xuất, lựa chọn cây có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu về từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ gia đình được giao đất, hoặc thuê đất để trồng rừng quyết định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố, từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung vừa phù hợp với điều kiện lập địa vừa gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường. Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định về cơ cấu các loại cây trồng lâm nghiệp cho từng vùng kinh tế sinh thái lâm nghiệp. Các loài keo, trong đó có keo lai và bạch đàn là loài cây phổ biến cho những vùng trồng rừng nguyên liệu giấy và dăm gỗ.

Việc phát triển trồng loài keo lai cũng nằm trong khuôn khổ chính sách phát triển trồng rừng nói chung.

Các chính sách về đất đai, tài chính, khoa học, công nghệ và chính sách thị trường là cơ sở pháp lý giúp các HGĐ và tổ chức kinh tế trồng rừng sản xuất Keo lai.

3.4.2.1. Chính sách đất đai

Qua khảo sát 75 hộ gia đình và 3 công ty THHH MTV lâm nghiệp, luận án phát hiện những bất cập trong việc thực hiện chính sách đất đai như sau.

Công tác giao đất giao rừng, cấp GCN còn chậm, diện tích và ranh giới chưa rõ ràng của các Lâm trường (cả 3 lâm trường vẫn còn tranh chấp), dẫn đến tranh chấp đất đai giữa người dân và doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nhước vẫn thường xuyên diễn ra.

- Cần hoàn thiện việc cấp giấy QSDĐLN, cần phải rõ ràng về ranh giới, tránh tình trạng tranh chấp đất đai giữa các HGĐ, giữa người dân với các công ty quản lý đất lâm nghiệp ở các địa phương.

3.4.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ

Công tác khuyến lâm đã tích cực chuyển giao giống cây rừng, kỹ thuật trồng, nâng cao nhận thức và kỹ năng trồng rừng cho các chủ rừng.

Thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là Chương trình về quản lý, cải thiện giống cây rừng đã đạt được những thành tựu có tác động tốt đến năng suất rừng trồng. Tổ chức khuyến nông quốc gia đã thực hiện nhiều hoạt động để chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp mới đến các các tổ chức trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp. Thông qua đó năng suất cây rừng đã được nâng lên rõ rệt.

Qua khảo sát, ở Phù Mỹ - Bình Định, người dân trồng rừng bằng nguồn giống không được tốt, trồng chưa đúng kỹ thuật.

Ở Cam Lộ Quảng Trị, nhiều hộ gia đình còn trồng rừng bằng hạt Keo lai, rừng trồng phát triển kém, năng suất rất thấp.

Ở địa bàn nghiên cứu, đề tài chưa phát hiện những mô hình trồng rừng Keo lai gỗ lớn để khảo nghiệm xem giá trị kinh tế của những rừng Keo lai đó như thế nào?

Do vậy, luận án khuyến nghị như sau:

- Cần tăng cường lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng trồng Keo lai cho người dân địa phương.

- Cần tăng cường cán bộ khuyến lâm trực tiếp xuống các thôn bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý rừng Keo lai.

- Cần có nghiên cứu chuyển hóa rừng trồng keo lai với mục đích lấy gỗ nguyên liệu thành gỗ lớn từ 10-15 tuổi.

3.4.2.3. Chính sách tiêu dùng và thị trường lâm sản

Qua khảo sát thì thấy những bất cập trong việc thực hiện chính sách thị trường như sau:

- 100% hộ gia đình được phỏng vấn ở các điểm nghiên cứu đều trả lời là thiếu thông tin thị trường, khi bán sản phẩm Keo lai phụ thuộc vào tư thương, dẫn đến tình trạng ép giá, gây bất lợi cho người trồng rừng.

- Chưa có tổ chức kinh tế liên kết, hợp tác giữa chủ rừng với các doanh nghiệp chế biến

Do vậy, luận án khuyến nghị như sau:

- Thí điểm các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giữa các chủ rừng Keo lai với các doanh nghiệp chế biến để tăng thêm năng lực sử dụng rừng và khả năng tiếp cận thị trường của các chủ rừng.

- Cần cung cấp thông tin thị trường gỗ Keo lai cho các chủ rừng, cần tổ chức thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng Keo lai của dân hợp lý để khuyến khích người dân trồng rừng nguyên liệu Keo lai.

- Cần chủ động dự báo được thị trường và nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm theo các giai đoạn: ngắn – trung và dài hạn, cần có các đánh giá về rủi ro, thách thức trong việc tiêu thụ sản phẩm cho toàn vùng. Dự báo được thị trường sẽ làm cơ sở vững chắc cho qui hoạch trồng rừng nguyên liệu Keo lai.

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để có thể xuất khẩu sản phẩm gỗ nguyên liệu Keo lai.

3.4.2.4. Chính sách về tài chính

Chính sách đầu tư

Những năm gần đây Nhà nước đã ra một số chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển rừng như:

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 (sau đây gọi là Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg).

• Chính sách tín dụng

- Chính sách tín dụng theo QĐ 264/CT ngày 22/7/1992

Nội dung của Quyết định: Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát huy tiềm năng lao động, đất đai, vật tư, tiền vốn... vào việc bảo vệ và phát triển rừng Chủ rừng được vay vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước trong chu kỳ sản xuất đầu, với lãi suất ưu đãi bằng 30 - 50% lãi suất bình thường (tuỳ theo loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng) đối với đất trồng rừng để trồng các loài cây có chu kỳ sản xuất dưới 20 năm được quy hoạch để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ chống lò, ván dăm, nhựa thông, ván nhân tạo... Sau chu kỳ khai thác đầu, chủ rừng phải hoàn trả ngân hàng cả vốn và lãi, không tính lãi gộp. Từ chu kỳ sản xuất thứ hai trở đi, chủ rừng sử dụng một phần lợi nhuận thu được của chu kỳ đầu để đầu tư tiếp tục, nếu thiếu vốn thì được vay vốn ngân hàng với lãi suất bình thường có ưu đãi áp dụng cho miền núi, hải đảo. Các doanh nghiệp Nhà nước đã được đầu tư bằng vốn ngân sách để trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu giấy, gỗ chống lò nếu cần thiết phải đầu tư tiếp để chăm sóc, bảo vệ, sẽ được vay vốn tín dụng đầu tư như quy định đối với chu kỳ đầu đã nói ở trên và phải hoàn trả vốn và lãi ngay sau khi khai thác sản phẩm.

- Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn

+ Đối với hộ gia đình, ngân hàng cho vay đến mười triệu đồng, người vay không phải thế chấp tài sản chỉ nộp kèm đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Đối với các hộ làm kinh tế hàng hóa, kinh tế trang trại, ngân hàng cho vay trên 10 triệu đồng, người vay phải thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

+ Lãi suất ưu đãi thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

- Nghị định 106/2004/ CP 1/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển (hỗ trợ lãi suất đầu tư 50%).

- Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn (cho vay các hộ gia đình trồng rừng tối đa 50 triệu đồng không cần thế chấp, các hộ kinh doanh lâm nghiệp tốt đa 200 triệu đồng, các chủ trang trại tối đa 500 triệu đồng không cần thế chấp).

Nhóm chính sách tài chính này đã được Nhà nước ban hành và là cơ sở pháp lý cho các HGĐ, tổ chức kinh tế, chủ rừng được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, nguồn vốn tín dụng để trồng rừng sản xuất Keo lai, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Kết quả khảo sát ở 5 tỉnh gồm 75 HGĐ, 3 công ty lâm nghiệp như sau:

- 100% HGĐ trả lời không được vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi và không được đầu tư vốn trồng rừng.

- 3 Công ty lâm nghiệp điều tra là Lâm trường Chợ Mới, Ban quản lý rừng phòng hộ Phù Mỹ và Lâm trường MĐrắc, thì chỉ có lâm trường MĐRắc vay được vốn trồng rừng với lãi suất kinh doanh từ 17-19%/ năm, số lượng vay ít, thời hạn vay 2-3 năm. Khi vay thủ tục rất rườm rà, phức tạp và phải có thế chấp. Với lãi suất cao như vậy, không thúc đẩy các chủ rừng trồng rừng Keo lai, ảnh hưởng đến luân kỳ kinh doanh, chất lượng đầu tư vào trồng rừng.

- Ở địa bàn khảo sát chưa thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ rừng.

Từ những thực trạng trên, luận án khuyến nghị như sau: • Chính sách đầu tư

- Rà soát nguồn lực của những người đã có quyền sử dụng đất lâm nghiệp và bổ sung các chính sách hỗ trợ nguồn lực cho những người đã có quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và biết kinh doanh.

- Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của chính phủ đã phần nào giúp đỡ người trồng rừng có vốn để phát triển rừng sản xuất, nhưng thủ tục lại rườm rà, phải có phương án trồng rừng, người dân khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn hỗ

trợ. Do vậy, cần rà soát lại và cải tiến thủ tục để người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước.

- Cần có chính sách đầu tư trồng rừng cho người dân vùng sâu, vùng xa như Nghị Quyết 30a của chính phủ, hỗ trợ đầu tư trồng rừng Keo lai cho những người dân nghèo từ 7- 10 triệu đồng/ha

- Cần thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường với rừng trồng Keo lai trên toàn quốc, số tiền được hưởng từ dịch vụ môi trường sẽ khuyến khích người dân trồng rừng nói chung và Keo lai nói riêng.

Chính sách tín dụng

Mặc dù Nhà nước đã ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân trồng rừng (với lãi suất 5,4% - 8,4%/năm cho trồng rừng từ năm 2002), nhưng thực tế người dân hầu như không vay được mà chỉ có số ít các doanh nghiệp vay được với lãi suất kinh doanh từ 17 – 19%/năm, thủ tục quá rườm rà, thậm chí còn nhiều tiêu cực.

Gần đây Chính phủ ban hành Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4 năm 2010 về chính sách tín dụng cho người dân vay phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có trồng rừng.

Do vậy nhóm đề tài khuyến nghị Ngân hàng chính sách cần cho những chủ rừng vay với lãi suất ưu đãi từ 5,4 – 8,4%/năm, thời gian vay dài phù hợp với luân kỳ kinh doanh của Keo lai.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số kết luận sau:

1.Thực trạng trồng rừng Keo lai

Diện tích trồng Keo lai được tăng hàng năm, đến nay diện tích trồng rừng Keo lai ước khoảng 200.000ha ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước..

Các giống quốc gia BV10, BV16, BV32, BV33 và các giống tiến bộ kỹ thuật TB1,TB5,TB11,TB12 đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.

Keo lai chủ yếu được trồng bằng cây nhân giống sinh dưỡng (cây hom), do các cơ sở giống có uy tín cung cấp, song vẫn còn một số nơi trồng Keo lai bằng cây hạt nên rừng trồng kém chất lượng.

Mật độ trồng Keo lai ban đầu từ 1660 cây/ha, khi khai thác mật độ còn lại dao động từ 1100 cây đến 1400 cây.

Trồng Keo lai có năng suất cao thường phải làm đất bón phân theo quy trình, tuy vậy một số nơi vẫn chưa theo quy trình kỹ thuật và không bón phân.

2. Sinh trưởng của rừng trồng các loài cây nghiên cứu

Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai phụ thuộc vào giống, địa điểm và kỹ thuật trồng chăm sóc.

Các giống Keo lai được trồng ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là BV10, BV32, BV33, TB1, TB5, TB11, TB12 có thể đạt năng suất 25 -35m3/ha/năm. Các giống trồng ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là BV10, BV16, BV32, BV33, TB11 năng suất có thể đạt 18 – 25m3/ha/năm. Các giống trồng ở miền Bắc là BV10, BV16, BV32, BV33 có thể đạt từ 18 đến 25m3/ha/năm.

Những giống được trồng nhiều nhất ở các địa phương là BV10, BV16, BV32, BV33, TB1, TB5, TB11, TB12.

Trong các giống trên, giống BV10, BV33 trồng ở vùng Đông Nam Bộ cao nhất đạt 32,51 và 25,32m3/ha/năm.

Keo lai hạt ở vùng Bắc Trung Bộ có năng suất rất thấp, chỉ đạt 11,5m3/ha/năm, trong khi đó các giống như BV10, BV16 có năng suất cao hơn nhiều cụ thể BV10 là 21,6m3/ha/năm, BV16 là 23m3/ha/năm.

Các giống trồng ở vùng Duyên hải miền Trung có năng suất thấp nhất, bởi vì người dân trồng rừng chưa đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là bón phân ít, hoặc không bón phân, chất lượng giống chưa tốt.

3. Trữ lượng carbon

Trữ lượng carbon trong rừng trồng keo lai tại các nơi nghiên cứu khác nhau, dao động trong khoảng 55,71 – 92,78 tấn/ha, trung bình là 75,52 tấn/ha. Trong đó dòng BV10 trồng tại M’Đrắc – Đắc Lắk (vùng Tây Nguyên có trữ lượng cabon cao nhất là 92,78 Tấn/ha), trồng tại Bắc Kạn (vùng Đông Bắc) có trữ lượng carbon thấp nhất (62,05 tấn/ha).

Trữ lượng carbon của tầng cây keo lai dao động trong khoảng 51,08-87,84

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (ACACIA MANGIUM X A AURICULIFORMIS) Ở MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI TẠI VIỆT NAM (Trang 115 -127 )

×