4. Tổng hợp hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường
3.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai ở nước ta
3.3.1. Hiệu quả kinh tế
Để dánh giá hiệu quả về kinh tế, đề tài dựa vào Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 về định mức kỹ thuật trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tham khảo. Bên cạnh đó đề tài dựa vào số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp ở địa bàn nghiên cứu như phỏng vấn cán bộ lâm trường, người dân trực tiếp trồng rừng về tất cả các loại chi phí từ khi trồng cho đến khai thác, giá bán, lãi suất… Từ đó tính toán toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận ròng, IRR, BCR.
3.3.1.1 Chợ mới – Bắc Kạn, vùng Đông Bắc
Đề tài thực hiện khảo sát trồng rừng Keo lai giống BV10 ở huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Hiệu quả kinh tế rừng trồng tính trên 1ha phụ thuộc vào doanh thu từ rừng trồng sau mỗi luân kỳ kinh doanh và chi phí tạo rừng cho cả luân kỳ kinh doanh đó. Doanh thu càng lớn, chi phí càng thấp thì hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng càng cao, để có thu nhập cao trên mỗi ha rừng trồng, ngoài yếu tố giá cả sản phẩm tiêu thụ được nâng lên, cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao sản lượng rừng trồng trên mỗi ha. Trồng rừng Keo lai ở nước ta, tỷ lệ sống và sinh trưởng phụ thuộc vào độ dầy tầng đất, cấp đất và vùng sinh thái.
Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở xã Nông Thịnh - Chợ Mới - Bắc Kạn được thể hiện ở bảng 3.27.
Kết quả bảng 3.27 cho thấy, doanh thu của mô hình trồng rừng BV10 với luân kỳ kinh doanh 5 năm là 65,8 triệu đồng, luân kỳ 7 năm là 118,936 triệu đồng và luân kỳ 10 năm là 182,47 triệu đồng/ha.
Chi phí luân kỳ 5 năm là 25,71 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm là 29,136 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm là 34,28 triệu đồng/ha. Chi phí gồm công làm đất, cây giống, phân bón NPK, công chăm sóc, bảo vệ, quản lý phí, …chưa tính đến lãi suất ngân hàng phải trả 8,5%/năm. Chi phí luân kỳ 10 năm cao 1,3 lần luân kỳ 5 năm và gấp 1,2 lần luân kỳ 7 năm.
Bảng 3.27. Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của của rừng trồng Keo lai giống BV10 ở Chợ Mới Bắc Kạn
Đơn vị tính: 1000 đ
Tuổi N/ha (mM3/ha) Đầu tư Doanhthu NPV NPV/năm IRR BCR
5 1200 115,2 25.711,0 65.800,0 22.829,1 4.565,8 39,5% 2,56 7 1200 161,3 29.136,6 118.936,0 45.216,7 6.459,5 38,6% 4,08 10 950 230,4 34.277,4 182.467,5 57.938,9 5.793,9 30,2% 5,32
Chi phí luân kỳ 5 năm là 25,71 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm là 29,136 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm là 34,28 triệu đồng/ha. Chi phí gồm công làm đất, cây giống, phân bón NPK, công chăm sóc, bảo vệ, quản lý phí, …chưa tính đến lãi suất ngân hàng phải trả 8,5%/năm. Chi phí luân kỳ 10 năm cao 1,3 lần luân kỳ 5 năm và gấp 1,2 lần luân kỳ 7 năm.
Số liệu ở bảng 3.27 cho thấy, lợi nhuận ròng sau khi đã trừ đi lãi suất tính theo ngân hàng 8,5% của mô hình 1 với luân kỳ 10 năm đạt 57,94 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm đạt 45,216 triệu đồng/ha và luân kỳ 5 năm chỉ đạt 22,83 triệu đồng/ha. Như vậy lợi nhuận ròng của mô hình 10 năm cao nhất, gấp 1,3 lần luân kỳ 7 năm cao gấp 2,5 lần luân kỳ 5 năm.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại IRR cũng khác nhau, phụ thuộc vào thu nhập, chi phí và thời gian kinh doanh rừng trồng. Ở bảng trên IRR của 10 năm đạt 30,2%, luân kỳ 7 năm đạt 38,6% và luân kỳ 5 năm đạt 39,5%.
Hiệu suất đầu tư BCR của rừng trồng Keo lai giống BV10 ở Bắc Kạn là khác nhau, phụ thuộc vào đầu tư, thu nhập và luân kỳ kinh doanh của rừng trồng, BCR của luân kỳ kinh doanh 5 năm là 2,6 và luân kỳ 7 năm là 4,1, luân kỳ 10 năm là 5,32.
3.3.1.2. Cam Lộ - Quảng Trị vùng Bắc Trung Bộ
Ở vùng Bắc Trung Bộ, đề tài thực hiện khảo sát trồng rừng Keo lai ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ở Quảng Trị khảo sát một số giống Keo lai như BV10, BV16, BV32 và một số mô hình trồng rừng tự phát của người dân không rõ nguồn gốc giống Keo lai, người dân trồng rừng bằng Keo lai hạt. Cũng như ở phần trên, hiệu quả kinh tế rừng trồng tính trên 1ha phụ thuộc vào doanh thu từ rừng trồng sau mỗi luân kỳ kinh doanh và chi phí tạo rừng cho cả luân kỳ kinh doanh đó. Doanh thu càng lớn, chi phí càng thấp thì hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng càng cao, để có thu nhập cao trên mỗi ha rừng trồng, ngoài yếu tố giá cả sản phẩm tiêu thụ được nâng lên, cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao sản lượng rừng trồng trên mỗi ha. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai ở nước ta nói chung và ở Quảng Trị nói riêng phụ thuộc vào chất lượng giống, độ dầy tầng đất, cấp đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và vùng sinh thái...
Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở xã Nông Thịnh - Chợ Mới - Bắc Kạn được thể hiện ở bảng 3.28.
Bảng 3.28. Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị
Đơn vị tính: 1000 đ
Giống Tuổi N/ha (mM3/ha) Đầu tư Doanhthu NPV NPV/năm IRR BCR
BV10 5 1350 107,18 25.149,7 61.489,6 20.347,1 4.069,4 37,1% 2,44 7 1350 150,08 29.170,6 110.946,0 40.419,8 5.774,3 35,7% 3,80 10 950 214,40 33.973,0 170.040,0 52.237,3 5.223,7 28,4% 5,01 BV16 5 1400 110,10 25.494,0 62.931,3 21.057,7 4.211,5 37,7% 2,47 7 1400 154,14 29.454,8 113.914,9 41.936,4 8.387,3 36,3% 3,87 10 950 220,20 34.379,0 174.607,5 54.077,9 5.407,8 28,8% 5,08 BV32 5 1300 106,89 25.199,5 61.127,3 20.057,8 4.011,6 36,7% 2,43 7 1300 149,65 29.140,5 110.631,7 40.259,2 5.751,3 35,6% 3,80 10 950 213,80 33.931,0 169.567,5 52.046,9 5.204,7 28,4% 5,00 K.lai 7 1300 82,54 15.598,1 47.031,2 14.971,3 2.138,8 32,2% 3,02
hạt
Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy, chi phí 1ha rừng trồng ở Cam Lộ Quảng Trị chênh lệch nhau không nhiều với cùng luân kỳ kinh doanh, luân kỳ 5 năm khoảng 25 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm khoảng 29 triệu đồng, luân kỳ 10 năm khoảng 34 triệu đồng/ha, Keo lai hạt thấp nhất với luân kỳ 7 năm là 15,6 triệu đồng/ha. Chênh lệch giữa luân kỳ 5; 7 và 10 năm không lớn từ 4 – 9 triệu đồng/ha
Doanh thu ở luân kỳ 5; 7 và 10 năm có sự chênh lệch nhau lớn, ở luân kỳ10 năm săng suất rừng cao hơn, lượng gỗ lớn nhiều hơn và giá bán cao hơn. Doanh thu từ các mô hình trồng rừng ở Quảng Trị từ 47,03 triệu – 174,60 triệu đồng/ha. Cao nhất là giống BV16 với luân kỳ 10 năm là 174,60 triệu đồng/ha, thấp nhất là Keo lai hạt đạt 47,03 triệu đồng/ha.
Lợi nhuận ròng (NPV) của các giống Keo lai trồng ở vùng Bắc Trung Bộ khá cao và chênh lệch nhau nhiều theo các luân kỳ kinh doanh khác nhau. Giống Keo lai BV10 với luân kỳ kinh doanh 10 năm đạt 52,24 triệu đồng/ha lớn hơn luân kỳ 7 năm 1,3 lần đạt 40,49 triệu đồng/ha, gấp 2,6 lần với luân kỳ kinh doanh 5 năm. Giống BV16, luân kỳ 10 năm đạt 54,08triệu đồng/ha gấp 1,3 lần luân kỳ 7 năm đạt 41,94 triệu đồng/ha và gấp 2,6 lần luân kỳ kinh doanh 5 năm. Giống BV32 với luân kỳ kinh doanh 10 năm đạt 52,05triệu đồng/ha gấp 1,2 lần luân kỳ 7 năm đạt 40,34 triệu đồng/ha và gấp 2,6 lần luân kỳ kinh doanh 5 năm và thấp nhất là Keo lai hạt đạt 15,0 triệu đồng/ha/7 năm
Như vậy, với 3 luân kỳ kinh doanh của các mô hình trồng rừng ở Cam Lộ Quảng Trị thì NPV của luân kỳ kinh doanh 10 năm cao nhất gấp 1,3 lần luân kỳ 7 năm và 2,6 lần luân kỳ 5 năm. Do vậy, kinh doanh trồng rừng Keo lai ở Cam Lộ Quảng trị với luân kỳ 10 năm là tối ưu hơn luân kỳ 5; 7 năm. Giống BV16 có NPV cao nhất, Keo lai hạt có NPV thấp nhất.
Tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR) cũng khác nhau, phụ thuộc vào thu nhập và chi phí của rừng trồng. IRR của giống BV10 và luân kỳ kinh doanh 10 năm là 28,4%, luân kỳ 7 năm là 35,5%, luân kỳ 5 năm là 37,1%, tiếp theo là giống BV16 và luân kỳ 10 năm là 28,8%, luân kỳ 7 năm là 36,3%, giống BV32 với luân kỳ 7 năm là 35,6%,
thấp nhất là kinh doanh bằng Keo lai hạt với luân kỳ 7 năm đạt 25,1%. Như vậy, ở Cam Lộ Quảng Trị, IRR của giống BV16 là cao nhất, thấp nhất là Keo lai hạt.
Hiệu suất đầu tư BCR của rừng trồng Keo lai ở vùng Bắc Trung Bộ là khác nhau, phụ thuộc vào chi phí và thu nhập của rừng trồng, BCR của các giống Keo lai khảo sát dao động từ 2,43 đến 5,08 đồng, hiệu suất đầu tư của luân kỳ 10 năm cao nhất, BCR của rừng trồng Keo lai hạt đạt 3,02, sở dĩ đạt cao như vậy là chi phí tạo rừng rất thấp và thu nhập cũng thấp như đã phân tích ở trên.
Tóm lại
Trồng rừng Keo lai ở Quảng Trị là có lãi, với luân kỳ kinh doanh 10 năm là tối ưu hơn luân kỳ 7 và 5 năm, mô hình trồng rừng Keo lai bằng hạt là không hiệu quả. Ở Quảng Trị, giống BV16 có hiệu quả kinh tế cao nhất, các giống BV10 và BV32 có hiệu quả kinh tế tương đương nhau.
3.3.1.3. Phù Mỹ - Bình Định, vùng Duyên hải miền Trung
Ở vùng Duyên hải miền Trung, đề tài tiến hành khảo sát rừng trồng Keo lai ở Phù Mỹ, Bình Định. Các giống Keo lai đề tài khảo sát là TB11; TB12; BV10; BV32; BV33.
Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Phù Mỹ - Bình Định được thể hiện ở bảng 3.29.
Bảng 3.29. Tổng hợp chi phí và thu nhập của rừng trồng Keo lai ở Bình Định
Đơn vị tính: 1000 đ
Giống Tuổi N/ha (mM3/ha) Đầu tư Doanh thu NPV NPV/năm IRR BCR
BV10 5 1350 83,17 22.767,2 47.985,7 13.097,2 2.619,4 29,4% 2,11 7 1350 116,44 25.296,1 86.550,0 29.369,9 4.195,7 32,1% 3,42 10 950 166,35 29.089,4 132.400,0 38.503,8 3.850,4 26,2% 4,55 BV16 5 1200 98,25 23.822,5 56.465,6 18.034,9 3.607,0 35,3% 2,37 7 1200 137,55 26.773,5 101.783,4 37.109,7 7.421,9 35,8% 3,80 10 950 196,50 31.200,0 155.943,8 47.927,6 4.792,8 28,5% 5,00 BV32 5 1250 88,33 22.988,2 50.686,4 14.743,0 2.948,6 31,4% 2,20 7 1250 123,66 25.801,5 91.629,3 31.922,5 4.560,4 33,3% 3,55 10 950 176,66 29.811,4 140.322,0 41.632,4 4.163,2 26,9% 4,71 BV33 5 1450 84,47 22.858,1 48.715,7 13.522,3 2.704,5 29,9% 2,13 7 1450 118,26 25.423,3 87.678,6 29.904,3 4.272,0 32,3% 3,45 10 950 168,94 29.271,1 134.244,1 39.183,2 3.918,3 26,3% 4,59
TB11
5 1300 91,27 23.403,8 52.538,3 15.697,6 3.139,5 32,6% 2,24 7 1300 127,78 26.159,3 94.635,8 33.407,8 4.772,5 34,0% 3,62 10 950 182,54 30.292,5 144.947,3 43.445,8 4.344,6 27,4% 4,78 Kết quả ở bảng 3.29 cho thấy, chi phí 1ha rừng trồng ở Phù Mỹ - Bình Định ban đầu là như nhau, khác nhau là do tiền công chăm sóc, khai thác khác nhau, dao động từ 22,71 – 31,20 triệu đồng/ha, chi phí cho luân kỳ 10 năm cao hơn luân kỳ 7 và 5 năm, sự chênh lệch giữa luân kỳ 5 năm với 10 năm khoảng 8 triệu đồng.
Doanh thu từ 1ha rừng trồng ở Phù Mỹ Bình Định từ 47,99 – 155,94 triệu đồng/ha. Doanh thu ở luân kỳ 10 năm cao nhất, gấp 1,5 lần luân kỳ 7 năm và 2,7 lần so với luân kỳ 5 năm, cao nhất là giống BV16 đạt 155,94 triệu đồng/ha/10 năm, thấp nhất là giống BV10 đạt 47,99 triệu đồng/ha/5 năm.
Lợi nhuận ròng (NPV) của các giống Keo lai trồng ở Phù Mỹ - Bình Định dao động từ 13 triệu đồng/ha đến 47,93 triệu đồng/ha. Trong số đó, lợi nhuận ròng giống BV16 là cao nhất đạt 47,93 triệu đồng/ha/ luân kỳ kinh doanh 10 năm, gấp 1,3 lần luân kỳ kinh doanh 7 năm và 2,7 lần luân kỳ 5 năm. Giống BV10 và luân kỳ 10 năm đạt 38,5 triệu đồng/ha, gấp 1,3 lần luân kỳ 7 năm và gấp 2,9 lần luân kỳ kinh doanh 5 năm là 13,1 triệu đồng/ha. Giống TB11 lợi nhuận ròng luân kỳ 10 năm đạt 43,45 triệu đồng/ha gấp 1,3 lần luân kỳ 7 năm là 33,41 triệu đồng/ha, gấp 2,8 lần luân kỳ 5 năm. Ở mô hình 9 giống BV33, NPV luân kỳ 10 năm đạt 39,2 triệu đống gấp 1,3 lần luân kỳ 7 năm là 29,9 triệu đồng/ha, gấp 2,8 lần luân kỳ kinh doanh 5 năm. Có sự chênh lệch lớn đó là do luân kỳ kinh doanh khác nhau thì sản lượng của rừng trồng khác nhau và giá gỗ bán cũng khác nhau, thông thường trong luân kỳ dài 10 năm thì sản lượng của rừng trồng là cao nhất, tỷ lệ gỗ lớn cao với giá gỗ bán cũng cao nhất 1,5 triệu đồng/m3.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại (IRR) thì chênh lệch nhau không lớn như NPV dao động từ 26,2% đến 35,8%, chỉ số IRR phụ thuộc vào yếu tố thời gian, doanh thu, chi phí. Ở bảng 3.28, IRR của giống Keo lai BV16 và luân kỳ kinh doanh 7 năm cao nhất đạt tới 35,8%, tiếp đến là MH10 với giống TB11 và luân kỳ kinh doanh 7 năm đat 34% và thấp nhất là giống BV10 với luân kỳ 10 năm đạt 26,2%.
Chỉ số tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) của các giống Keo lai cũng phụ thuộc vào luân kỳ kinh doanh, luân kỳ dài thì BCR lớn, ngược lại luân kỳ ngắn thì BCR thấp. Ở bảng 3.26, BCR của các giống Keo lai trồng ở Phù Mỹ - Bình Định dao động từ 2,11 đến 5,0. Cụ thể là với giống BV16 luân kỳ 10 năm là lớn nhất 5,0 tiếp theo là giống TB11 và luân kỳ kinh doanh 10 năm là 4,78; tiếp đến là MH8 với giống BV32 với luân kỳ kinh doanh 10 năm đạt 4,71; thấp nhất là MH6 với giống BV10 và luân kỳ 5 năm đạt 2,11.
Với kết quả trên, mô hình trồng rừng các giống Keo lai ở Phù Mỹ - Bình Định với luân kỳ kinh doanh 10 năm có hiệu quả kinh tế cao nhất, luân kỳ kinh doanh 5 năm có hiệu quả kinh tế thấp nhất. Giống BV16 với luân kỳ 10 năm là có hiệu quả kinh tế cao nhất, giống BV10 với luân kỳ 5 năm là thấp nhất.
3.3.1.4. M’Đrắc – Đắc Lắk, vùng Tây Nguyên
Ở vùng Tây Nguyên đề tài tiến hành khảo sát các giống Keo lai TB1, TB11,TB5, BV10 được trồng ở M’Đrắk - Đắc Lắk (MH11-MH14 trong bảng 3.26). Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở M’Đrắc - Đắc Lắk vùng Tây Nguyên được thể hiện ở bảng 3.30.
Bảng 3.30. Tổng hợp chi phí và thu nhập của của rừng trồng Keo lai ở Đắc Lắk
Đơn vị tính: 1000 đồng
Giống Tuổi N/ha M
(m3/ha) Đầu tư
Doanh
thu NPV NPV/năm IRR BCR
TB1 5 1350 119,55 26.368,5 68.046,8 23.826,2 4.765,2 40,2% 2,58 6 1350 143,46 28.142,2 105.705,0 42.748,7 7.124,8 44,4% 3,76 10 950 239,10 35.307,0 189.491,1 60.499,1 6.049,9 30,6% 5,37 TB5 5 1300 118,10 26.267,1 67.232,4 23.352,0 4.670,4 39,7% 2,56 6 1300 141,72 28.020,6 104.434,6 42.044,5 7.007,4 44,0% 3,73 10 950 236,20 35.104,3 187.210,7 59.580,2 5.958,0 30,4% 5,33 TB11 5 1300 121,58 26.510,6 69.589,0 24.780,0 4.956,0 41,2% 2,62 6 1300 145,90 28.312,8 107.886,9 44.024,9 7.337,5 45,1% 3,81 10 950 243,16 35.591,3 192.689,3 61.787,9 6.178,8 30,8% 5,41 BV10 5 1250 119,90 26.392,8 68.642,4 24.228,8 4.845,8 40,7% 2,60 6 1250 143,88 28.171,4 106.410,1 43.206,4 7.201,1 44,7% 3,78 10 950 239,80 35.355,7 190.038,7 64.524,9 6.452,5 30,6% 5,38
Chi phí 1ha trồng rừng ở M’Đrắk - Đắc Lắk dao động từ 26,27 – 35,59 triệu đồng/ha, chi phí chu kỳ10 năm cao nhất. Cao nhất là giống TB11 chi phí 35,59 triệu đồng/ha/10 năm, thấp nhất là giống TB5 là 26,27 triệu đồng/ha/5 năm.
Doanh thu từ 67,23 – 192,69 triệu đồng/ha. Luân kỳ kinh doanh 10 năm cao hơn nhiều luân kỳ 5 và 6 năm, bởi vì luân kỳ 10 năm, năng suất cao hơn, lượng gỗ lớn nhiều hơn, giá gỗ bán cao hơn luân kỳ 5 và 6 năm. Doanh thu giống TB11 cao nhất đạt 192,69 triệu đồng/ha/10 năm, thấp nhất là giống TB5 là 67,23 triệu đồng/ha/5 năm.
Lợi nhuận ròng (NPV) của các giống Keo lai trồng ở Tây Nguyên có giá trị khá