Việc đền bù giải tỏa thu hồi đất

Một phần của tài liệu 303852 (Trang 42 - 44)

Bảng 2.3 cho chúng ta thấy : Vấn đềđền bù giải tỏa thu hồi đất là vấn đề

nan giải đối với các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN của TP hiện nay. Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2006 của HEPZA thì còn đến 1624,91 ha đất chưa được thu hồi . Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc xúc tiến thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư hiện hữu muốn thuê thêm đất để mở rộng quy mô

đầu tư hoặc nhiều nhà đầu tư mới muốn vào TP đầu tư nhưng vì các KCN không có đủ đất đáp ứng yêu cầu của họ, đành phải đến các địa phương, tỉnh khác đểđầu tư hoạt động.

Tình trạng trên diễn ra kéo dài nhiều năm chưa giải quyết rốt ráo được là do nhiều nguyên nhân tác động:

• TP HCM được xếp loại đô thị đặc biệt nên khung giá đất được nhà nước quy định cao hơn so với các tỉnh lân cận khác.

• Do thiếu vốn, các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN chỉ có khả năng giải tỏa đền bù từng phần theo phương thức cuốn chiếu, không thể đền bù giải tỏa thu hồi toàn bộ đất được cấp, dẫn đến tình trạng: các vùng đất được

đền bù giải tỏa trước, được xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đã tác

động làm giá đất thị trường tại các vùng đất đó tăng lên, kéo theo giá đất của các vùng đất lân cận .

• Nguyên nhân vừa kể đã gây hệ quả là: các chủ đất sau này chưa được đền bù giải tỏa, yêu cầu tăng giá bồi hoàn theo giá thị trường gấp nhiều lần so với mức quy định của nhà nước. Vì vậy các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN lại thêm lần nữa khó khăn về vốn.

• Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng, đó là: cơ chế chỉ đạo thực hiện việc đền bù giải tỏa thu hồi đất của TP chưa thích hợp với tình hình thực tế nên kém hiệu lực và hiệu quả. Hiện nay, hội đồng đền bù giải tỏa được hình thành ở cấp quận (huyện), nơi có đất phải thu hồi, đã xảy ra không ít sự kiện do quan hệ bà con, người cùng địa phương,quen biết, nên

có những trường hợp thành viên trong hội đồng đền bù giải tỏa thiếu khách quan, bao che, đồng tình với những hành vi làm sai lệch hiện trạng

đất để tăng thêm tiền đền bù hoặc nể nang, làm ngơ trước những hành

động ù lì, chống lại chủ trương di dời của nhà nước của một số bà con có

đất chưa chịu di dời, đã làm cho việc thu hồi đất chậm và thêm khó khăn .

Đây là nguyên nhân cần sớm được khắc phục, sẽ được đề cập ở chương III của đề tài.

Bảng 2. 3 – Tình hình đền bù giải tỏa, cho thuê và sử dụng đất tại các KCX-KCN TP.HCM tính đến thang 4/2007

STT Nội dung DT đất (ha) Ghi chú

1 ĐấQĐt CN dành cho KCX-KCN theo 188-TTg 6089

Chưa tính 911 ha dành cho KCN cao

2 Đất QH đã được cấp phép 3688,91 3 Đất thương phẩm được phép cho

thuê 2.046,4 chiếm 54,5% diện tích đất QH & cấp phép 4 Đất đã đền bù giải tỏa 2.064 Chiếm 56% diện tích đất QH được cấp phép 5 Đất đã được cấp phép nhưng chưa đền bù & thu hồi 1.624,91 Chiếm 44% diện tích đất QH được cấp phép

6 Diện tích đất đã cho thuê và đặt cọc 1.172,46 Chiếm 57% diện tích đất thương phẩm Trong đó: a - Dự án đang hoạt động 678,33 b - Dự án đang xây dựng 50,49 c - Dự án được cấp phép nhưng chưa triển khai 140,77 d - Dự án ngưng hoạt động – giải thể 35,81 e - Dự án đặt cọc giữđất 267,06 ( 6b+6c+6d+6e= 494,13 ha) chiếm 42% diện tích đất đã cho thuê. 7 Đất còn phải đền bù giải toả theo QĐ 188-TTg của Thủ tướng CP 4.025 (1) – (4) = (7) 8 Đất thương phẩm có thể cho thuê 2.415 khoảng 60% diện

tích đất sẽđền bù

Một phần của tài liệu 303852 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)