Tăng cường huy động vốn và tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu ngân hàng tmcp phát triển mê kông báo cáo thường niên 2011 (Trang 29)

tín dụng

Đây là nhiệm vụ hàng đầu của MDB trong suốt giai đoạn 2012- 2015 vì sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay sẽ thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng và phản ánh niềm tin, nhận thức của khách hàng, đối tác đối với thương hiệu MDB.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, toàn thể đội ngũ kinh doanh của MDB cần tích cực chủ động, xây dựng các mối quan hệ, vận dụng sáng tạo các giải pháp kinh doanh để đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, MDB cũng sẽ phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nhiều tiện ích, cùng lãi suất hợp lý, thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Đẩy mạnh triển khai huy động vốn ở các địa bàn kinh tế phát triển, có tiềm năng huy động và điều vốn sang cho vay tại các địa phương, lĩnh vực cần bổ sung nguồn vốn để kinh doanh. Tăng dần tỷ trọng huy động từ tổ chức và cá nhân (không bao gồm các tổ chức tài chính khác) trong giai đoạn 2012-2015 và đảm bảo tăng trưởng dư nợ cho vay hàng năm luôn ở trong khung quy định của NHNN và phù hợp với cơ cấu huy động của ngân hàng.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, toàn thể đội ngũ kinh doanh của MDB cần tích cực chủ động, xây dựng các mối quan hệ, vận dụng sáng tạo các giải pháp kinh doanh để đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, MDB cũng sẽ phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nhiều tiện ích, cùng lãi suất hợp lý, thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Đẩy mạnh triển khai huy động vốn ở các địa bàn kinh tế phát triển, có tiềm năng huy động và điều vốn sang cho vay tại các địa phương, lĩnh vực cần bổ sung nguồn vốn để kinh doanh. Tăng dần tỷ trọng huy động từ tổ chức và cá nhân (không bao gồm các tổ chức tài chính khác) trong giai đoạn 2012-2015 và đảm bảo tăng trưởng dư nợ cho vay hàng năm luôn ở trong khung quy định của NHNN và phù hợp với cơ cấu huy động của ngân hàng. Do đó, việc kiểm soát, hạn chế rủi ro cũng như xây dựng các phương án dự phòng khi rủi ro phát sinh, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất và bảo toàn vốn cho cổ đông là một nhiệm vụ rất quan trọng.

Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo MDB luôn chú trọng nâng cao kỹ năng quản trị rủi ro trong toàn hệ thống, từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực quản trị rủi ro tại Ngân hàng, nâng cao vai trò của các phòng ban liên quan đến quản trị rủi ro, cụ thể:

- Phòng Pháp chế và tuân thủ chịu trách nhiệm rà soát, hoàn thiện và xây dựng các quy định quy chế trong nội bộ ngân hàng, hình thành cơ sở pháp lý cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt là quy định về xét duyệt hồ sơ cho vay và cơ cấu quản trị nội bộ.

- Ban Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và các bộ phận kiểm soát khác đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và của riêng MDB, hỗ trợ Ban Điều hành trong việc quản trị toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

- Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm phân tích thông tin, đánh giá hoạt động đầu tư, nhận biết rủi ro và đề xuất các phương án dự phòng nếu cần.

Một phần của tài liệu ngân hàng tmcp phát triển mê kông báo cáo thường niên 2011 (Trang 29)