Hoạt động nghiên cứu và phát triển mẫu mã

Một phần của tài liệu 303820 (Trang 43 - 44)

Nhìn chung các đơn vị sản xuất chỉ dựa vào mẫu có sẵn hoặc mẫu do khách hàng cung cấp mà ít quan tâm đến việc đầu tư cho sản phẩm mới

Mẫu mã sản phẩm không được cải tiến thường xuyên, liên tục. Nếu mẫu mã sản phẩm nào được ưa chuộng thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất sản phẩm đó cho đến khi nào không thể tiêu thụđược nữa…Tình trạng chỉ biết làm theo hoặc lấy mẫu mã của người khác chỉ có thể tồn tại trong giai đoạn hiện nay, nếu kéo dài thì sẽ làm mất

đi yếu tố hấp dẫn, đặc sắc của loại sản phẩm truyền thống này.

Bảng 2.4 : Nguồn cung cấp mẫu mã cho các doanh nghiệp Nguồn cung cấp mẫu mã Số lượng DN Tỷ trọng(%)

Tự thiết kế 16 22,85 Mua bản thiết kế 0 0 Do khách hàng cung cấp 25 35,71 Theo mẫu có sẵn 29 41,43 Tổng cộng 70 100 Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

Các đơn vị sản xuất đều rất thụđộng trong việc tạo ra mẫu mã mới cho sản phẩm. Nghĩa là việc thiết kế mẫu mã chỉ phụ thuộc theo ý thích chủ quan, phụ thuộc vào khả năng của người thiết kế mà không căn cứ theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Khâu sáng tác, cải tiến mẫu mã chưa được quan tâm đúng mức, theo tác giả là do: Chưa có một chính sách bảo hộ kiểu dáng công nghiệp một cách hữu hiệu để

các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh có thể yên tâm rằng mẫu mã mới của mình làm ra được bảo hộ, không bịđánh cắp.

Nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo mẫu.

Công tác đào tạo đội ngũ chuyên trách về sáng tác mẫu mã gốm chưa đựơc quan tâm đúng mức.

Các doanh nghiệp sản xuất gốm thiếu kiến thức, thiếu thông tin trong việc kết hợp tính hiện đại và tính dân tộc, kết hợp việc giữ gìn bản sắc dân tộc và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Các đơn vị sản xuất gốm mỹ nghệ thiếu sự hổ trợ về các thiết bị hiện đại như

máy Scanner, máy tính làm cho công tác sáng tác mẫu mã tiến hành chậm và mất rất nhiều công sức.

Một phần của tài liệu 303820 (Trang 43 - 44)