Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ ViệtNam vào thị trường Nhật Bản trong

Một phần của tài liệu 303820 (Trang 44 - 45)

thời gian qua

Gốm sứ mỹ nghệ là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật. Nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật đang tăng rất mạnh trong những năm gần đây (năm 1996 nhập khẩu đồ gốm tăng tới 40% so với năm 1995, đạt trị giá gần 800 triệu USD, nhập khẩu đồ sứ tăng 12% và đạt kim ngạch xấp xỉ 200 triệu USD). Anh dẫn

đầu danh sách các nước bán đồ gốm sứ vào Nhật trong năm 1996, tiếp theo đó là

Đức, Italia và Pháp do người Nhật chuộng các sản phẩm mang mác châu Âu. Tuy nhiên, thị phần của Trung Quốc, Thái Lan và các nước châu Á đang tăng dần. Đồ

gốm sứ của Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản nhưng kim ngạch còn khá khiêm tốn (khoảng 10 triệu USD/năm) dù thuế suất thuế nhập khẩu đồ gốm sứ rất thấp (0-3%).

Đây là mặt hàng ta có thể nâng kim ngạch lên mức độ cao nếu các nhà sản xuất quan tâm hơn nữa đến gốm sứ khâu tạo hình và đặc điểm của hệ thống phân phối trên thị

trường Nhật.

Các loại mẫu mã, kiểu dáng hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong thời trước đây là các con thú làm bằng đất đỏ để ngoài vườn. Thời gian gần đây là các chậu hoa có đường kính khoảng 30 cm. Khoảng 2 năm trở lại đây Nhật Bản nhập khẩu rất nhiều các loại gốm đất đỏ.

Trước đây, hàng gốm, tương tự như mọi sản phẩm công mỹ nghệ khác, được phân phối qua kênh truyền thống: sản phẩm – nhập khẩu – bán buôn – bán lẻ. Gần

đây, kênh phân phối đã có những thay đổi lớn. Các công ty thương mại (công ty nhập khẩu) gần như rút ra khỏi thị trường để nhường chỗ cho các siêu thị và các nhà kinh

doanh bán lẻ trực tiếp liên hệ với người sản xuất. Đây là điểm rất đáng chú ý bởi nó sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức chào hàng cổ điển (chào cho các công ty thương mại). Các doanh nghiệp Việt Nam nên nắm bắt xu hướng này để liên hệ trực tiếp, có thể là qua Internet, với các siêu thị lớn của Nhật. Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại thường xuyên thay đổi nên việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và thường xuyên thay đổi mẫu mã là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp sẽ không thể

tiêu thụ hàng triệu USD sản phẩm gốm sứ nếu chỉ có một mã hàng hoặc một kiểu dáng sản phẩm.

Một phần của tài liệu 303820 (Trang 44 - 45)