ngạch xuất khẩu của toàn ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam:
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam có xu hướng tăng đều qua các năm. Nếu như năm 1998 chỉ là 5,08% thì năm 1999 là 5,17%, năm 2001 là 5,29% và năm 2004 là 5,67%. ( Xem phụ lục 7: bảng 2.16)
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản so với kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của cả nước (triệu USD)
55.1 83.1 108.4 117.1 123.5 148.5 151.8 174 3 3.9 4.8 6.2 6.4 7.7 8.6 9.3 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và www.vnemart.com Thị trường Nhật Bản nổi tiếng là một thị trường khó tính, đặc biệt đối với các sản phẩm gốm sứ vì Nhật Bản có nền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ từ rất lâu đời và nổi tiếng trên thế giới về chất lượng và độ tinh xảo… tuy nhiên với kim ngạch nhập khẩu năm 2001 tăng lên đột biến cho ta thấy sự tăng trưởng vững chắc của các sản phẩm gốm
sứ các loại nhập khẩu tại thị trường này. Nguyên nhân của việc gia tăng nhập khẩu có nhiều nguyên nhân: sự tăng giá của đồng Yên, thu nhập của đại bộ phận dân Nhật Tăng khiến nhu cầu về các loại sản phẩm cũng tăng theo, đặc biệt còn có xu hướng
đẩy mạnh nhập khẩu từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam trong những năm gần đây.
2.3.2 Về thương hiệu gốm công mỹ nghệ
Việc tạo ra sản phẩm độc đáo trên thị trường Nhât Bản là một yếu tố quyết đinh sự thành công của doanh nghiệp. Thực tế là tại thị trường Nhật Bản, hàng hóa rất nhiều và rất đa chủng loại. Người Nhật có quyền lựa chọn trong vô số những chủng loại hàng hóa đó. Đặc biệt qua nghiên cứu và khảo sát, Người Nhật rất thích những sản phẩm mang tính độc đáo lạ mắt. Để có được tính độc đáo của sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho khâu quảng cáo, tiếp thị, nâng cao trình độ công nghệ, nghiên cứu và phát triển. điều chủ yếu là phải tạo sự khác biệt giữa công ty mình và các đối thủ cạnh tranh, bí quyết ởđây chính là sự sáng tạo.
Theo đánh giá của Cục Xúc tiến Thương mại, thiết kế mẫu mã, chất lượng các sản phẩm gốm mỹ nghệ của ta còn yếu, kém sức cạnh tranh, nhất là so với hàng của Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu chưa thực sự nhạy bén với thị trường, cả
trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và phương thức kinh doanh hiện đại cũng như
việc thu thập và xử lý thông tin, nhất là các doanh nghiệp ở vùng nông thôn.
Sản phẩm gốm mỹ nghệ của làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) giờ đây đã có mặt không chỉ ở thị
trường nội địa mà cả nước ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp của các nghệ nhân trong làng được thành lập nhưng sản phẩm của họ thì không ai biết đến tên, biểu tượng, còn mẫu mã mới thì không thể
giữđể sản xuất riêng.
Đây cũng là tình trạng chung đối với rất nhiều sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Hàng gốm mỹ nghệ của nước ta đang dần khẳng định được vị trí của mình ở
các thị trường lớn như Đức, Mỹ, Nhật... Tuy nhiên, đa số hàng gốm mỹ nghệ không có thương hiệu riêng, do vậy cơ sở này có thể "ăn cắp" mẫu mã của cơ sở khác cho dù không có sựđồng ý của người chủđể in catalogue chào hàng.
Một thực tế khác là hiện có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng gốm mỹ nghệ đã tạo được trang web để giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới. Việc cập nhật mẫu mã mới thường xuyên đồng nghĩa với việc tạo điều kiện để người khác có thể
bắt chước một cách dễ dàng mẫu đó. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bởi tính độc đáo của sản phẩm không còn và khả năng cạnh tranh không lành mạnh rất dễ xảy ra.
Các chủ doanh nghiệp nhận thức được những vấn đề trên, tuy nhiên việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm gốm mỹ nghệ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, đăng ký một nhãn hiệu chung cho cả lô thì rất dễ bị làm nhái, còn đăng ký kiểu dáng cho từng sản phẩm thì doanh nghiệp không thể theo kịp hoặc kham đủ chi phí vì hàng gốm mỹ
nghệ phải thường xuyên thay đổi mẫu mã.
Theo ông Trần Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Sở hữu Công nghiệp, cũng cho rằng vấn đề này rất khó giải quyết. Hiện chỉ có một vài doanh nghiệp gốm mỹ nghệ
TP HCM đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng cho những mặt hàng có truyền thống lâu năm
để xuất khẩu. "Thực tế, việc bảo hộ mẫu mã cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ chưa có biện pháp hữu hiệu, vì việc xét duyệt đăng ký kiểu dáng này chưa xong, cơ sởđã cho ra kiểu mới"
2.3.3 Về chất lượng và giá cả hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu
Chất lượng sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam: trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rất nhiều do đầu tư trang bị thêm lò nung gaz và lò tuy-nen, đồng thời công nghệ chế biến đất đã có bước cải thiện nhờ một số công ty, cơ sở lớn đầu tư các dây chuyền chế biến đất đẩ đáp ứng cho cơ sở của mình đồng thời cung cấp cho các cơ sở khác…nhờđó mà chất lượng đất có phần ổn định tương đối.
Người tiêu dùng và người sử dụng Nhật Bản thường đòi hỏi cao về chất lượng và tiêu chuẩn. Đặc biệt là người Nhật không bao giờ bỏ qua về mặt chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đối với con người
Vốn là một thị trường khó tính, đối với một sản phẩm gốm mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: thứ nhất, sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì; thứ hai, nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm; thứ
ba, sản phẩm thể hiện tính truyền thống như thế nào.
Trong đó, yếu tố thứ ba là quan trọng nhất được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, phải thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng.
Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh lại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm đểđáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng Nhật Bản sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt.
Giá cả sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam: việc xác định giá cả của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản rất phức tạp - Cục Xúc tiến Thương mại cho biết như vậy. Theo cơ quan này vì hàng gốm mỹ nghệ bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau và mỗi loại sản phẩm có giá cả khác nhau.
Giá của hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật Bản thường được tính theo hai dạng: một là khách hàng đặt trước mẫu mã, chất lượng và giá, để các DN Việt Nam lựa chọn; hai là DN Việt Nam chào hàng, chào giá. Tuy nhiên, cả hai phương thức này đều không giải quyết được vấn đề giá so với hàng Trung Quốc.
nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nên ít quan tâm tới công tác tổ chức lao động, từđó không tiết kiệm được chi phí, nên giá thành sản phẩm cao.
Một yếu tố nữa, do chủ yếu là nghề truyền thống, nên không thể sản xuất đại trà khối lượng lớn. Do lượng sản phẩm sản xuất ra ít ỏi nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ cao. Kể cả chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục, các sản phẩm phải chia nhau gánh vác vào giá.
Thông thường trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến những khách hàng lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên nản lòng khi khách hàng Nhật chỉ mua một lượng hàng rất nhỏ vì nhiều khi chỉ từ một lượng hàng nhỏ cũng có thể hình thành lên một trào lưu tiêu thụ hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam thông qua sự giới thiệu của khách hàng đó với người thân, bạn bè.
Tuy nhiên, lợi thế của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á là có khả năng cạnh tranh về giá cả, do được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, cơ sở sản xuất được bố trí gần nguồn nguyên liệu. Một lợi thế nữa là nguồn lao động sản xuất dồi dào với chi phí lao động thấp và vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhìn chung không lớn. Theo như kết quả khảo sát ta thấy lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ của Việt Nam nhờ có chất lượng và giá cả thấp là 21,81%, nhờ mẫu mã là 20%.
Bảng 2.5 Lợi thế cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
Yếu tố Số lượng DN Tỷ trọng (%)
Chất lượng cao 13 23,64
Chất lượng cao và giá cả thấp 12 21,81
Mẫu mã 11 20,00 Tính cạnh tranh khác 20 36,36 Giá cả thấp 12 21,81 Khả năng cung ứng lớn 6 10,09 Phương thức phân phối tốt 9 16,36 DN không có ý kiến 0 0 Tổng cộng 55 100
Lưu ý: Có nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn một yếu tố
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Các sản phẩm gốm mỹ nghệ nghèo nàn về kiểu dáng mẫu mã và chủng loại. Các chuyên gia cho rằng, để khắc phục nhược điểm này, các doanh nghiệp nên đầu tư
nhiều hơn cho thiết kế kiểu dáng. Bởi cứ sao chép rập khuôn kiểu dáng giữa các doanh nghiệp với nhau thì sẽ gặp những vấn đề rắc rối về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ. Còn nếu chỉ làm theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài thì sẽ bị thụ động, và điều này chỉ mang lại những giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho các doanh nghiệp. Thứ hai, các nhà sản xuất yếu trong thăm dò, tìm hiểu thị trường. Một trong những nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường.
Bảng 2.6 Sở thích của người Nhật Bản dưới cách nhìn của các doanh nghiệp Sản phẩm Số lượng DN Tỷ trọng (%) Đôn 4 7,27 Chén 40 72,73 Tượng người 15 27,67 Gốm giả cổ 22 40,00 Đôn voi 4 7,27 Dĩa 22 40,00 Tiên, phật 0 0 Tranh 4 7,27 Bình bông 22 40,00 Tách 24 43,64 Tượng động vật 4 7,27 Gốm khảm sơn mài 0 0 Dĩa treo tường 26 47,27 Ấm trà 50 90,01 Tượng thực vật 7 12,73 Đồ trang sức gốm 0 0 Tổng cộng 55 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Lưu ý: có nhiều doanh nghiệp có nhiều lựa chọn
Một trong những vấn đề nổi bật là thiết kế mẫu mã. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đã rất chú trọng đến khâu thiết kế, thường xuyên cho ra những mẫu mã mới, thậm chí có đơn vị còn thuê hẳn chuyên gia thiết kế nước ngoài làm việc cho mình. Tuy nhiên, do đầu tư thiết kế mẫu mã rất tốn kém, nên số đơn vị như vậy còn ít ỏi, hầu như chỉ tập trung ở các doanh nghiệp có năng lực, quy mô đáng kể.Từ đó dẫn
đến tình trạng mẫu mã nói chung khá nghèo nàn, không hấp dẫn khách hàng. Đáng ngại hơn là tình trạng sao chép, ăn cắp mẫu mã tràn lan.
2.3.5 Về phương thức xuất khẩu
Cũng giống như các nhà xuất khẩu ở các nước khác, hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đưa vào Nhật Bản qua các cách sau đây:
Cách thứ nhất: các nhà xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện của các công ty Nhật Bản kinh doanh hàng gốm mỹ nghệở Việt Nam ký kết hợp đồng xuất khẩu.
(1) Các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ ký kết và cung ứng hàng gốm mỹ nghệ cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản. (2) Các nhà nhập khẩu Nhật Bản sau
đó phân phối hàng hoá tới (3) các nhà bán buôn Nhật Bản, tiếp theo sản phẩm được
đưa tới những nhà (4) những nhà bán lẻ (các cửa hàng bách hoá), (5) các siêu thị và (6) các nhà bán lẻ chuyên doanh.
Sơđồ 2.2 Kênh phân phối hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu
Nguồn: Bộ Thương Mại Việt Nam
(1) Nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam (2) Nhà nhập khẩu (3) Nhà bán buôn (4)Cửa hàng bách hoá (5) Siêu thị (6) Cửa hàng bán lẻ chuyên doanh ( cửa hàng đồ thủ công) (7) Người tiêu dùng
Theo JETRO, với cách thứ nhất, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đưa vào Nhật Bản.
Cách thứ hai: các nhà bán lẻ Nhật Bản thiết lập quan hệ trực tiếp với các nhà sản xuất nước ngoài nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, cập nhật nhu cầu thị trường để
nhà sản xuất cung cấp những sản phẩm đáp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng. Với cách thứ hai, nhiều nhà bán lẻ vào Việt Nam chọn lựa sản phẩm, ký kết hợp
đồng mua trực tiếp để các nhà sán xuất hoặc các nhà thương mại gốm mỹ nghệ của Việt Nam gởi hàng qua Nhật Bản.Với cách thứ hai này giảm được chi phí trung gian, làm hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam rẻ hơn. Cách này chỉ chiếm 5% trị giá hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu vì các bên Việt Nam và Nhật Bản chưa tìm kiếm được phương thức thanh toán tối ưu và an toàn.
Cách thứ ba: nhập khẩu tác giả thông qua hai cách:
- Người tiêu dùng Nhật Bản đặt hàng qua mạng Internet: nhiều khách du lịch Nhật Bản sau khi du lịch ở Việt Nam về nước vẫn chuyển đơn đặt hàng qua mạng internet đến các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam. Bên phía Việt Nam giao hàng và được chuyển tiền trả qua ngân hàng. Hình thức kinh doanh này được coi là mạo hiểm nhưng những nhà cung cấp Việt Nam cho rằng do có quan hệ từ trước, hơn nữa giá trị lô hàng không lớn nên chưa có rủi ro xảy ra.
- Khách du lịch Nhật Bản: là nước thứ hai sau Trung Quốc có lượng người
đến Việt Nam du lịch và với tốc độ tăng nhanh. Quan trọng hơn là nhiều du khách Nhật Bản đến Việt Nam thường thích mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là hàng gốm mỹ nghệ, nhiều người trong số họ thường xem Việt Nam là “thiên đường mua sắm” hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng gốm mỹ nghệ nói riêng.
Bảng 2.7 Số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam ĐVT: Nghìn người Năm 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lượng người 119,5 110,6 142,9 205,1 279,8 330,0 550,0 Tốc độ tăng trưởng 17,00% - 3,20% +29,20% +43,53% +36,42% +17,94% +66,67%
Số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam trong năm năm trở lại đây tăng nhanh mặc dù có nhiều sự kiện khách quan gây cản trở du khách như là dịch SASR( 2001 - 2002 ) , dịch cúm gia cầm (2003 – 2004). Từ số liệu phân tích ở trên ta thấy nếu mỗi du khách đến Việt Nam đều mua sắm thì trị giá xuất khẩu tại chỗ của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ rất lớn. Qua sự phân tích này ta thấy tìm kiếm các giải pháp tăng lượng du khách Nhật Bản tới Việt Nam và đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng gốm mỹ nghệ có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ ngành hàng này vào thị trường Nhật Bản.
2.2.6 Về cơ cấu thị trường gốm mỹ nghệ của Nhật Bản
Thị trường gốm các loại tại Nhật Bản tập trung vào hai hướng chính hiện nay, đó là những sản phẩm cao cấp, giá cao nhập từ các quốc gia Châu Âu và nhóm thứ hai