CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11 (Trang 82 - 98)

C. MỘT SỐ ĐIỂM LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN Chuẩn kiến thức, kĩ năng một số bài trong SGK Sinh học 11 nâng cao

B.CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Bài 26 - 27. Cảm ứng ở động vật

- Khái niệm cảm ứng ở động vật (mục I):

GV có thể yêu cầu HS nhắc lại khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa cảm ứng ở thực vật. Từ đó đi đến khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa tính cảm ứng của động vật, giúp HS phân biệt được đặc điểm cảm ứng ở động vật và thực vật.

Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

- Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau (mục II):

Đây là nội dung trọng tâm của bài.

+ Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh (mục II.1): GV cần cho HS biết được 2 điểm cơ bản:

* Chưa có hệ thần kinh.

* Hình thức cảm ứng là hướng động: Chuyển động đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm). Cơ thể phản ứng lại bằng chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.

+ Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh (mục II.2): Đây là nội dung trọng tâm của bài.

HS cần phân biệt được cảm ứng với phản xạ: Phản xạ là một dạng cảm ứng chỉ có ở động vật có

hệ thần kinh.

Mục II.2.a. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới.

Ngoài việc mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới, GV phải giúp HS biết được đặc điểm cảm ứng ở nhóm động vật này: Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng. Phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới là phản xạ.

Mục II.2.b. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Ngoài việc mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, GV phải giúp HS biết được đặc điểm cảm ứng ở nhóm động vật này: Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. Phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là phản xạ.

Mục II.c. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống.

* HS mô tả được cấu trúc hệ thần kinh của nhóm động vật này, chú ý hiện tượng “đầu hoá”. * HS biết được hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.

GV phải giúp HS biết được đặc điểm của nhóm động vật này: Do có não bộ nên xử lí thông tin tốt hơn →

Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.

Cuối cùng GV phải hướng HS đi đến những đặc điểm chung trong cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh:

* Đã có hệ thần kinh.

* Hình thức cảm ứng là các phản xạ: Phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, tuỳ thuộc vào mức

độ tiến hoá của hệ thần kinh.

GV cũng có thể dạy mục II bằng cách cho HS tìm hiểu và giúp HS hoàn thành bảng sau:

Nhóm động vật Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh Đặc điểm cảm ứng

Động vật chưa có tổ chức thần kinh Động vật có hệ thần kinh dạng lưới Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Động vật có hệ thần kinh dạng ống

Từ đó đi đến nhận xét về chiều hướng tiến hoá trong các hình thức cảm ứng của động vật.

- Phản xạ - một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh (mục III):

Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, tuy nhiên đây cũng là nội dung cơ bản để hiểu đươc bản chất tính cảm ứng ở động vật, phân biệt với tính cảm ứng ở thực vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV nên giúp HS biết được phản xạ là thuộc tính cơ bản của cơ thể có tổ chức thần kinh, biết được khả năng phản ứng liên quan đến mức độ tiến hoá của hệ thần kinh, phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

+ Phản xạ là thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có hệ thần kinh. + Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

* Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

* Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)

+ Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác.

+ Có các loại phản xạ: Phản xạ không điều kiện (số lượng hạn chế) và phản xạ có điều kiện (số lượng ngày càng nhiều trong quá trình sống).

Bài 28. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

- Trước hết GV phải giúp HS biết được thế nào là điện sinh học: Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể.

- Điện thế nghỉ (mục I):

+ Khái niệm điện thế nghỉ (mục I.1): GV có thể đưa ra câu hỏi thế nào là điện thế nghỉ? để HS suy nghĩ, nghiên cứu và trả lời.

+ Cơ chế hình thành điện thế nghỉ (mục I.2): Đây là một nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung giúp HS biết và giải thích được cơ chế hình thành điện thế nghỉ là do:

Sự phân bố ion không đều ở hai bên màng..

Tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài). Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu (dẫn đến sự phân bố các ion hai bên màng). Hoạt động của bơm Na – K.

- Điện hoạt động (mục II):

Đây cũng là một nội dung trọng tâm của bài. + Khái niệm điện thế hoạt động (II.1):

GV cần giới thiệu để HS biết được khái niệm điện hoạt động: Điện hoạt động là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.

GV cho HS quan sát hình và chỉ ra được đồ thị điện hoạt động bào gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực và khử cực.

GV tập trung giúp học sinh hiểu được cơ chế hình thành điện hoạt động: Khi nơron bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, gây nên sự khử cực (khi Na+ từ ngoài vào tế bào) - đảo cực (Na+ vào dư thừa) - tái phân cực (khi K+ từ trong tế bào ra ngoài).

+ Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin (mục II.2):

GV giúp HS mô tả được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin: Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp → tốc độ truyền xung chậm hơn.

+ Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin (mục II.2):

GV giúp HS mô tả được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin:

Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo → tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin.

Bài 29. Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ

- Dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ (mục I):

Đây là nội dung trọng tâm của bài.

GV cho HS quan sát hình 29 và trả lời câu hỏi thế nào là xináp? → khái niệm xináp. GV nên lưu ý HS có 2 loại xináp: Xináp điện và xináp hoá học.

GV yêu cầu HS mô tả được cấu tạo xináp hoá học làm cơ sở để hiểu cơ chế truyền tin qua xináp. Cấu tạo xináp: + Chuỳ xináp có các bóng chứa chất trung gian hoá học (axetin côlin, norađrenalin…).

+ Màng trước xináp. + Khe xináp.

+ Màng sau xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học, có enzim phân huỷ chất trung gian hoá học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV nên tập trung giúp HS hiểu và mô tả được quá trình truyền tin qua xináp hoá học: Xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ xináp sẽ làm thay thấm của màng đối với Ca2+→ Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chuỳ xi náp → các bóng gắn vào màng trước và giải phóng

chất trung gian hoá học vào khe xi náp → chất trung gian hoá học đi đến màng sau xináp → làm thay

đổi tính thấm màng sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp.

GV có thể hỏi HS: Quá trình truyền tin qua xináp theo một chiều hay hai chiều?

Từ đó lưu ý HS: Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.

- Mã thông tin thần kinh (mục II):

Đây là nội dung khó và không bắt buộc trong chương trình. Vì vậy, GV chỉ cần giới thiệu cho HS biết được những khái niệm cơ bản về thông tin thần kinh.

Mã thông tin thần kinh: Thông tin từ các thụ quan được gửi về trung ương dưới dạng các xung thần thần kinh đã được mã hoá bằng tần số xung, vị trí và số lượng nơron bị hưng phấn. Các thông tin này sẽ được trung ương thần kinh giải mã để nhận biết thông tin một cách chính xác.

Bài 30 - 31 - 32. Tập tính của động vật

- Khái niệm tập tính (mục I):

GV có thể lấy một số ví dụ về tập tính sau đó cho HS đi đến khái niệm tập tính và ý nghĩa của tập tính.

- Các loại tập tính (mục II):

Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung vào tập tính học được. GV giúp HS phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua hoạt động và rút kinh nghiệm.

- Cơ sở thần kinh của tập tính (mục III):

Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, tuy nhiên đây là kiến thức cơ bản giúp HS hiểu hơn về bản chất của tập tính và nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.

GV giúp cho HS biết được cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ: Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là những phản xạ có điều kiện.

GV cũng có thể dạy mục II, III của bài này bằng cách yêu cầu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí Tập tính bẩm sinh Tập tính học được

Định nghĩa Cơ sở thần kinh Ví dụ

- Một số hình thức học tập của động vật (mục IV):

GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau:

Các hình thức học tập của động vật

Quen nhờn In vết

Điều kiện hoá:

+ Điều kiện hoá đáp ứng + Điều kiện hoá hành động Học ngầm

Học khôn

- Một số dạng tập tính của động vật (mục V):

GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dạng tập tính của động vật Nội dung Ví dụ

Tập tính kiếm ăn –sưn mồi Tập tính sinh sản

Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ Tập tính xã hội

Tập tính di cư

- Tập tính ở người (mục VI):

Đây là nội dung không bắt buộc của chương trình. Nhưng từ nội dung này GV nên hướng cho HS hình thành những tập tính tốt, hạn chế những tập tính không tốt trong học tập và trong cuộc sống.

- Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và nông nghiệp (mục VII):

GV nên yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ ngoài SGK.

GV giúp HS hiểu được các ứng dụng của tập tính trong chăn nuôi và nông nghiệp như: Lợi dụng tập tính của động vật để diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; Huấn luyện vật nuôi trong gia đình.

- Thay đổi tập tính của động vật trong luyện thú (mục VIII):

Làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi…) bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện.

GV lưu ý HS, thực chất của việc thay đổi tập tính của động vật trong luyện thú là việc thành lập phản xạ có điều kiện.

Bài 33. thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

Nếu đủ điều kiện có thể thực hành theo SGK.

Trong trường hợp không có phương tiện thực hành như SGK, GV có thể yêu cầu HS về nhà tự thực hành hình thành một số tập tính ở vật nuôi mà gia đình mình có.

Chương III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Khái niệm (mục I):

+ Định nghĩa sinh trưởng và phát triển (I.1):

GV có thể cho HS nhận xét về kích thước cây từ khi nảy mầm đến khi trưởng thành, nhận xét

về kích thước hạt đậu khi ta ngâm nước và sau đó đem phơi khô…từ đó đi đến khái niệm sinh

trưởng: Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

Cho HS lấy ví dụ về phát triển, từ đó đi đến khái niệm phát triển: Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng (cấu trúc và chức năng sinh lí) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.

+ Chu kì sinh trưởng và phát triển (I.3):

GV cho HS quan sát hình 43.1 và rút ra các giai đoạn sinh trưởng – phát triển của thực vật. + Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển (I.2):

GV có thể lấy ví dụ về một cây ăn quả sau đó cho HS nhận xét mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

GV cần cho HS thấy được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong vòng đời thực vật: Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt.

GV giới thiệu cho HS biết sinh trưởng và phát triển của thực vật được chia làm 2 pha: * Sinh trưởng phát triển sinh dưỡng: Hoạt động sinh trưởng, phát triển của cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, lá) chiếm ưu thế.

* Sinh trưởng phát triển sinh sản: Hoạt động sinh trưởng, phát triển của cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) chiếm ưu thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật (mục II):

Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung giúp HS hiểu và phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

GV có thể yêu cầu và giúp HS hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao) của

thân, rễ

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ

Nguyên nhân – cơ chế

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Do hoạt động của mô phân sinh

bên.

Đối tượng Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2

lá mầm

Cây hai lá mầm

Ngoài ra GV có thể hướng dẫn HS so sánh thêm một số chỉ tiêu khác như thời gian sống, kích thước thân....

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng (mục III):

GV nên lưu ý để HS they được trong trồng trọt phải đảm bảo đầy đủ, cân đối các điều kiện trên mới cho thu hoạch dạt năng suất cao.

Bài 35. Hoocmôn thực vật

Trọng tâm của bài này là mục II - Hoocmôn kích thích và mục III - hoocmôn ức chế.

- Khái niệm (mục I):

GV cần cho HS biết hoocmôn là gì? và các đặc điểm chung của hoocmôn?

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây.

- Các loại hoocmôn (mục II – Hoocmôn kích thích sinh trưởng và mục III - Hoocmôn ức chế sinh trưởng):

Đối với mỗi loại hoocmôn GV cố gắng giúp HS chỉ ra tác động sinh lí đặc trưng của mỗi loại hoocmôn. Ví dụ, tính chất sinh lí đặc trưng của êtilen là thúc đẩy quá trình chín của quả; của axit abxixic là

Một phần của tài liệu Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11 (Trang 82 - 98)