III. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Bài 23. Hướng động
- Đầu tiên GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu khái niệm cảm ứng.
+ Khái niệm: Cảm ứng là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường. + Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
+ Có 2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).
- Khái niệm hướng động (mục I):
+ Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).
+ Vận động sinh trưởng có thể hướng tới nguồn kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa nguồn kích thích (hướng động âm).
+ Hướng động tỉ lệ thuận với cường độ kích thích.
- Các kiểu hướng động (mục II):
Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung giúp HS biết và giải thích được cơ chế các hình thức hướng động đặc biệt là tính hướng sáng và hướng đất.
Tùy theo tác nhân kích thích mà có các kiểu hướng động:
+ Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm.
Giải thích tính hướng sáng của ngọn cây: Khi ánh sáng tác động từ một phía → auxin phân bố ở phía
không được chiếu sáng nhiều hơn → kích thích các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng kéo
dài nhanh hơn → đẩy ngọn cây mọc hướng về phía được chiếu sáng.
+ Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất).
Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm.
Giải thích tính hướng đất của rễ cây: Khi đặt cây nằm ngang, thì rễ cây mọc quay xuống đất vì: khi cây
nằm ngang auxin tập trung về phía mặt dưới của rễ cây nhiều hơn mặt trên → hàm lượng axin cao sẽ ức
chế sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía dưới → các tế bào mặt trên sinh trưởng kéo dài nhanh hơn →
đẩy rễ cây mọc cong về phía dưới.
+ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất.
+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây như giá đỡ tiếp xúc với tua cuốn hay thân leo tiếp xúc với cọc leo.
Cơ chế chung của tính hướng ở thực vật: là do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (rễ, thân, tua cuốn). Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng như vậy chủ yếu là do sự phân bố nồng độ hoocmon sinh trưởng (auxin) không đồng đều tại hai phía của cơ quan.
GV có thể hướng dẫn để HS làm các thí nghiệm đơn giản về tính hướng động trước (tham khảo thí nghiệm của SGK sinh học nâng cao), yêu cầu HS trình bày và giải thích kết quả trong tiết học.
- Vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật (mục III).
GV có thể cho HS thực hiện lệnh trong SGK, từ đó nêu lên vai trò của hướng động đối với thực
vật: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi → giúp cây thích ứng
với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
GV cũng gợi ý để HS tìm hiểu ứng dụng của tính hướng ở thực vật vào thực tiễn, ví dụ: ứng dụng để tạo cây cảnh; tưới nước, bón phân để tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển…
Bài 24. Ứng động.
- Khái niệm ứng động (mục I):
GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK và đi đến khái niệm: Ứng động là vận động của cây nhằm phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây (tác nhân kích thích không định hướng).
GV cần giúp HS phân biệt được: Hướng động (tác nhân kích thích từ một phía, hướng của phản ứng được xác định theo hướng tác nhân kích thích) và ứng động (tác nhân kích thích có thể từ mọi phía, hướng của phản ứng không xác định theo hướng tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu tạo của bản thân cơ quan).
Cần lưu ý cho HS biết được cơ chế chung của ứng động là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi sinh lí, sinh hoá theo nhịp điệu của đồng hồ sinh học.
- Các kiểu ứng động (mục II).
Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung vào kiểu ứng động sinh trưởng.
GV cho HS biết được tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
+ Ứng động sinh trưởng (II.1): Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa). Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học.
Tùy thuộc tác nhân kích thích, ứng động sinh trưởng được chia thành các kiểu tương ứng: Quang
ứng động, nhiệt ứng động.
Theo hình thức phản ứng có một số dạng ứng động sinh trưởng: Vận động quấn vòng, vận động
nở hoa do nhiệt độ hoặc ánh sáng, vận động thức, ngủ.
Các vận động này có thể liên quan đến các hoocmon thực vật.
+ Ứng động không sinh trưởng (II.2): Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.
Các dạng ứng động không sinh trưởng: Ứng động sức trương (như vận động tự vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động (vận động bắt mồi).
GV có thể cho HS đọc thêm phần em có biết để hiểu rõ hơn về ứng dộng tiếp xúc và hoá ứng động. - Vai trò của ứng động (II.3): GV có thể yêu cầu HS nhắc lại vai trò của hướng động, từ đó đi đến vai trò của ứng động.
Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Người ta có thể ứng dụng vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, đánh thức chồi.
Bài 25. Thực hành: Hướng động
Thí nghiệm được trình bày trong SGK khá phức tạp, GV có thể thay bằng một thí nghiệm khác đơn giản hơn.
Ví dụ: - Trồng cây trong hộp kín, có lỗ bên ở một phía để ánh sáng lọt vào → quan sát hiện hượng
- Đặt cây mầm nằm ngang trong một ống để quan sát hiện tượng hướng đất. B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 26 - 27. Cảm ứng ở động vật
- Khái niệm cảm ứng ở động vật (mục I):
GV có thể yêu cầu HS nhắc lại khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa cảm ứng ở thực vật. Từ đó đi đến khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa cảm ứng ở động vật, giúp HS phân biệt được đặc điểm cảm ứng ở động vật và thực vật.
Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
- Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh (mục II):
GV cần cho HS biết được 2 điểm cơ bản: * Chưa có hệ thần kinh.
* Hình thức cảm ứng là hướng động: Chuyển động đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm). Cơ thể phản ứng lại bằng chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.
- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh (mục III):
Đây là nội dung trọng tâm của bài.
HS cần phân biệt được cảm ứng với phản xạ: Phản xạ là một dạng cảm ứng chỉ có ở động vật có
hệ thần kinh.
Mục III.1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới.
Ngoài việc mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới, GV phải giúp HS biết được đặc điểm cảm ứng ở nhóm động vật này: Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng. Phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới là phản xạ.
Mục III.2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Ngoài việc mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, GV phải giúp HS biết được đặc điểm cảm ứng ở nhóm động vật này: Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. Phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là phản xạ.
Mục III.3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống. - HS mô tả được cấu trúc của nhóm động vật này (3.a). - HS biết được hoạt động của hệ thần kinh dạng ống (3.b).
GV phải giúp HS biết được đặc điểm của nhóm động vật này: Do có não bộ nên xử lí thông tin tốt hơn →
Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp.
Cuối cùng GV phải hướng HS đi đến những đặc điểm chung trong cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh:
* Đã có hệ thần kinh.
* Hình thức cảm ứng là các phản xạ: Phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, tuỳ thuộc vào mức
độ tiến hoá của hệ thần kinh.
GV cũng có thể dạy mục III bằng cách cho HS tìm hiểu và giúp HS hoàn thành bảng sau:
Nhóm động vật Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh Đặc điểm cảm ứng
Động vật chưa có tổ chức thần kinh Động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Động vật có hệ thần kinh dạng ống
Từ đó đi đến nhận xét về chiều hướng tiến hoá trong các hình thức cảm ứng của động vật.
Bài 28. Điện thế nghỉ
- Trước hết GV phải giúp HS biết được thế nào là điện sinh học: Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể.
- Khái niệm điện thế nghỉ (mục I):
GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK, đọc thông tin ở mục I và đi đến khái niệm điện thế nghỉ.
- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ (mục II):
Đây là phần trọng tâm của bài.
GV nên tập trung giúp HS biết và giải thích được cơ chế hình thành điện thế nghỉ là do: Sự phân bố ion không đều ở hai bên màng..
Tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài). Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu (dẫn đến sự phân bố các ion hai bên màng). Hoạt động của bơm Na – K.
Bài 29. Điện hoạt động
- Điện hoạt động (mục I):
Đây là nội dung trọng tâm của bài.
GV cần giới thiệu để HS biết được khái niệm điện hoạt động: Điện hoạt động là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.
Mục I.1. Đồ thị điện thế hoạt động.
GV cho HS quan sát hình và chỉ ra được đồ thị điện hoạt động bào gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực và khử cực.
Mục I.2. Cơ chế hình thành điện hoạt động.
GV tập trung giúp học sinh hiểu được cơ chế hình thành điện hoạt động: Khi nơron bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, gây nên sự khử cực (khi Na+ từ ngoài vào tế bào) - đảo cực (Na+ vào dư thừa) - tái phân cực (khi K+ từ trong tế bào ra ngoài).
- Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh (mục II):
GV giúp HS mô tả và phân biệt được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và sợi thần kinh không có bao miêlin:
+ Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp → tốc độ truyền xung chậm hơn.
+ Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo → tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin.
Bài 30. Truyền tin qua xináp
- Khái niệm xináp (mục I):
GV cho HS quan sát hình 30.1 và trả lời câu hỏi thế nào là xináp? → khái niệm xináp.
- Cấu tạo xináp (mục II):
GV yêu cầu HS mô tả được cấu tạo xináp hoá học làm cơ sở để hiểu cơ chế truyền tin qua xináp. Cấu tạo xináp: + Chuỳ xináp có các bóng chứa chất trung gian hoá học (axetin côlin, norađrenalin…).
+ màng trước xináp. + Khe xináp.
+ Màng sau xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học, có enzim phân huỷ chất trung gian hoá học.
- Quá trình truyền tin qua xináp (mục III): Đây là nội dung trọng tâm của bài.
GV giúp HS mô tả được quá trình truyền tin qua xináp hoá học: Xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ xináp sẽ làm thay đổi tính thấm của màng đối với Ca2+ → Ca2+ tràn từ
dịch mô vào dịch bào ở chuỳ xi náp → các bóng gắn vào màng trước và giải phóng chất trung gian hoá
học vào khe xi náp → chất trung gian hoá học đi đến màng sau xináp → làm thay đổi tính thấm màng
sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp.
GV có thể hỏi HS: Quá trình truyền tin qua xináp theo một chiều hay hai chiều?
Từ đó lưu ý HS: Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
Bài 31 - 32. Tập tính của động vật
- Khái niệm và ý nghĩa của tập tính (mục I):
GV có thể lấy một số ví dụ về tập tính sau đó cho HS đi đến khái niệm tập tính và ý nghĩa của tập tính.
- Các loại tập tính (mục II):
Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung vào tập tính học được. GV giúp HS phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua hoạt động và rút kinh nghiệm.
- Cơ sở thần kinh của tập tính (mục III).
Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, tuy nhiên đây là kiến thức cơ bản giúp HS hiểu hơn về bản chất của tập tính và nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
GV giúp cho HS biết được cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ: Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là những phản xạ có điều kiện.
GV cũng có thể dạy mục II, III của bài này bằng cách yêu cầu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau:
Tiêu chí Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Định nghĩa Cơ sở thần kinh Ví dụ
- Một số hình thức học tập của động vật (mục IV):
GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Các hình thức học tập của động vật
Nội dung Ví dụ
Quen nhờn In vết
Điều kiện hoá:
+ Điều kiện hoá đáp ứng + Điều kiện hoá hành động Học ngầm
- Một số dạng tập tính của động vật (mục V):
GV có thể yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Các dạng tập tính của động vật Nội dung Ví dụ
Tập tính kiếm ăn
Tập tính bảo vệ lãnh thổ Tập tính sinh sản
Tập tính di cư Tập tính xã hội
- Ứng dụng những hiểu biết của tập tính vào đời sống và sản suất (mục VI):
GV cho HS thực hiện lệnh trong SGK và rút ra các ứng dụng của tập tính vào thực tiễn:
Lợi dụng tập tính của động vật để diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có
của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi…) bằng
con đường hình thành phản xạ có điều kiện.
Bài 33. thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
Nếu đủ điều kiện có thể thực hành theo SGK.
Trong trường hợp không có phương tiện thực hành như SGK, GV có thể yêu cầu HS về nhà tự thực