BÀI 22 ÔN TẬP CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11 (Trang 80 - 82)

C. MỘT SỐ ĐIỂM LƯ UÝ KHI THỰC HIỆN Chuẩn kiến thức, kĩ năng một số bài trong SGK Sinh học 11 nâng cao

BÀI 22 ÔN TẬP CHƯƠN G

B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT.

BÀI 22 ÔN TẬP CHƯƠN G

Ngoài những câu hỏi ôn tập của SGK, để thấy được tính thống nhất và khác biệt trong các hoạt động trao đổi chất và năng lượng ở thực vật và động vật GV có thể yêu cầu HS so sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Từ đó xác lập quan điểm hệ thống, rèn luyện tư duy hệ thống cho HS.

Có thể yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí Động vật Thực vật Nguồn vật chất và năng lượng - Vật chất - Năng lượng Lấy vật chất và năng lượng - Cơ quan - Vật chất - Hình thức

Vận chuyển vật chất - Cơ quan

- Động lực

- Con đường vận chuyển

Biến đổi vật chất Các quá trình

Hấp thụ dinh dưỡng - Cơ quan

- Hình thức

Điều hoà Hình thức

(Gan)

Chương II. CẢM ỨNG

A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Bài 23. Hướng động

- Đầu tiên GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu khái niệm cảm ứng.

+ Khái niệm: Cảm ứng là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường. + Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

+ Có 2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).

- Khái niệm hướng động (mục I):

+ Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).

+ Vận động sinh trưởng có thể hướng tới nguồn kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa nguồn kích thích (hướng động âm).

+ Hướng động tỉ lệ thuận với cường độ kích thích.

- Các kiểu hướng động (mục II):

Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung giúp HS biết và giải thích được cơ chế các hình thức hướng động đặc biệt là tính hướng sáng và hướng đất.

Tùy theo tác nhân kích thích mà có các kiểu hướng động:

+ Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất).

Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm.

Giải thích tính hướng đất của rễ cây: Khi đặt cây nằm ngang, thì rễ cây mọc quay xuống đất vì:

khi cây nằm ngang auxin tập trung về phía mặt dưới của rễ cây nhiều hơn mặt trên → hàm lượng axin

cao sẽ ức chế sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía dưới → các tế bào mặt trên sinh trưởng kéo dài

nhanh hơn → đẩy rễ cây mọc cong về phía dưới.

+ Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải thích tính hướng sáng của ngọn cây: Khi ánh sáng tác động từ một phía → auxin phân bố ở

phía không được chiếu sáng nhiều hơn → kích thích các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng

kéo dài nhanh hơn → đẩy ngọn cây mọc hướng về phía được chiếu sáng.

+ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất.

+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây như giá đỡ tiếp xúc với tua cuốn hay thân leo tiếp xúc với cọc leo.

Cơ chế chung của tính hướng ở thực vật: là do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (rễ, thân, tua cuốn). Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng như vậy chủ yếu là do sự phân bố nồng độ hoocmon sinh trưởng (auxin) không đồng đều tại hai phía của cơ quan.

GV có thể hướng dẫn để HS làm các thí nghiệm đơn giản về tính hướng động trước (tham khảo thí nghiệm của SGK sinh học nâng cao), yêu cầu HS trình bày và giải thích kết quả trong tiết học.

- Vai trò của hướng động trong đời sống thực vật (mục III).

GV có thể cho HS thực hiện lệnh trong SGK, từ đó nêu lên vai trò của hướng động đối với thực

vật: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi → giúp cây thích ứng

với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

GV cũng gợi ý để HS tìm hiểu ứng dụng của tính hướng ở thực vật vào thực tiễn, ví dụ: ứng dụng để tạo cây cảnh; tưới nước, bón phân để tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển…

- Khái niệm ứng động (mục I):

GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK và đi đến khái niệm: Ứng động là vận động của cây nhằm phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây (tác nhân kích thích không định hướng).

GV cần giúp HS phân biệt được: Hướng động (tác nhân kích thích từ một phía, hướng của phản ứng được xác định theo hướng tác nhân kích thích) và ứng động (tác nhân kích thích có thể từ mọi phía, hướng của phản ứng không xác định theo hướng tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu tạo của bản thân cơ quan).

Cần lưu ý cho HS biết được cơ chế chung của ứng động là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi sinh lí, sinh hoá theo nhịp điệu của đồng hồ sinh học.

- Các kiểu ứng động (mục II).

Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV nên tập trung vào kiểu ứng động sinh trưởng.

GV cho HS biết được tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

+ Ứng động không sinh trưởng (II.1): Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.

Các dạng ứng động không sinh trưởng: Ứng động sức trương (như vận động tự vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động (vận động bắt mồi).

+ Ứng động sinh trưởng (II.2): Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa). Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học.

GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết người ta căn cứ vào đâu để phân chia các kiểu ứng động?

Tùy thuộc tác nhân kích thích, ứng động sinh trưởng được chia thành các kiểu tương ứng: Quang

ứng động, nhiệt ứng động.

Theo hình thức phản ứng có một số dạng ứng động sinh trưởng: Vận động quấn vòng, vận động

nở hoa do nhiệt độ hoặc ánh sáng, vận động thức, ngủ.

Các vận động này có thể liên quan đến các hoocmon thực vật.

- Vai trò của ứng động (III), ứng dụng (IV):

GV có thể yêu cầu HS nhắc lại vai trò của hướng động, từ đó đi đến vai trò của ứng động và ứng dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Người ta có thể ứng dụng vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, đánh thức chồi.

Bài 25. Thực hành: Hướng động

GV có thể cho HS làm các thíc nghiệm này ở nhà trước (khoảng 1 tuần) sau đó áo cáo kết quả trong bài học 23.

Một phần của tài liệu Gián án Chuản kiến thúc kỹ năng sinh 11 (Trang 80 - 82)