HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ỦY BAN VÀ NHÓM CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu HỎI ĐÁP VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) doc (Trang 36 - 49)

51. Các Nhóm công tác trong APEC có chức năng nhiệm vụ gì?

Để triển khai các nhiệm vụ và mục tiêu hợp tác kinh tế, thương mại trong APEC do các Nhà Lãnh đạo Kinh tế giao phó theo từng giai đoạn hoặc từng năm hợp tác, APEC thành lập các Tiểu ban và Nhóm công tác trực thuộc Uỷ ban thương mại và đầu tư (CTI) và Uỷ ban kinh tế (EC) dưới sự chỉ đạo chung của SOM. Các Tiểu ban và Nhóm công tác sẽ chuyên trách theo từng lĩnh vực hợp tác để trực tiếp thảo luận những vấn đề mang tính kỹ thuật trước khi trình lên cấp cao hơn thông qua. Chính vì vậy, có thể nói chức năng, nhiệm vụ chính của các Tiểu ban và Nhóm công tác này là xem xét các vấn đề có tính chất kỹ thuật hỗ trợ cho CTI và SOM định ra phương hướng triển khai và cụ thể hoá những ý tưởng hợp tác kinh tế, thương mại trong khuôn khổ APEC.

52. Các nhóm công tác của APEC hoạt động trong những lĩnh vực nào?

APEC hiện có 11 Nhóm công tác trực thuộc CTI là: Tiếp cận thị trường, bao gồm lĩnh vực thuế và phi thuế (MAG), Dịch vụ (GOS), Đầu tư (IEG), Sở hữu trí tuệ (IPEG), Tiêu chuẩn hợp chuẩn (SCSC), Thủ tục hải quan (SCCP), Chính

sách cạnh tranh và cải cách cơ chế (CPDG), Đi lại của doanh nhân (MBPG), Giải quyết tranh chấp (DMG), Nhóm xây dựng năng lực WTO (WTOCB Group) và Mua sắm Chính phủ (GPEG) và một số Nhóm công tác trực thuộc SOM như: Nhóm chuyên gia về kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG), Năng lượng (EWG), Nghề cá (FWG), Phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), Khoa học Công nghệ Công nghiệp (ISTWG), Du lịch (TWG), Xúc tiến thương mại (WGTP), Giao thông vận tải (TPTWG), Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEWG) và Bảo tồn tài nguyên biển (MRCWG)...

53. Như vậy, có thể nói hợp tác APEC không chỉ đơn thuần tập trung vào các nội dung kinh tế, thương mại mà còn khai thác cả những lĩnh vực như khoa học kỹ thuật?

Đúng như vậy, có thể nói rằng các chương trình hợp tác trong APEC rất đa dạng, trải rộng trên nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, điều quan trọng là các chương trình hợp tác này đều trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho tiến trình thực hiện các mục tiêu của Tuyên bố Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư.

54. Xin cho biết nhiệm vụ cụ thể và các hoạt động ưu tiên của Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI)

CTI chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư trong APEC, điều phối các công việc APEC liên quan đến tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư (TILF). Xin xem câu 33 để biết các lĩnh vực hoạt động thuộc CTI phụ trách.

Kế hoạch Hành động Tập thể (CAPs) là công cụ chính của CTI để thực hiện chương trình nghị sự TILF. Hiện nay, CTI đặt ra 5 ưu tiên sau:

- Tiếp tục hỗ trợ WTO;

- Thuận lợi hoá thương mại (bao gồm cả IPRs);

- Thực hiện các tiêu chuẩn minh bạch hoá trong APEC; - Thực hiện các sáng kiến người tìm đường;

Ngoài ra, CTI cũng đang tiến hành các các hoạt động liên quan đến Thoả thuận thương mại tự do song phương và khu vực, thực hiện các cam kết về an ninh và cải cách APEC.

55. Xin hãy giải thích rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Nhóm công tác về xây dựng năng lực WTO (WTOCBG). Tại sao APEC, với tư cách là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mà lại hợp tác xây dựng năng lực để thực hiện các nghĩa vụ căn bản của Tổ chức Thương mại Quốc tế?

APEC có tổng cộng 21 nền kinh tế thành viên thì tính đến thời điểm hiện nay đã có tới 19 thành viên APEC đồng thời cũng là thành viên WTO. Hai thành viên duy nhất của APEC vẫn chưa phải là thành viên chính thức của WTO là Nga và Việt Nam thì hiện nay cũng đang tích cực đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Hơn nữa, một trong những mục tiêu căn bản mà APEC nhắm tới trong quá trình hợp tác là hỗ trợ đắc lực cho tiến trình đàm phán WTO. Chính vì vậy, việc APEC tự nguyện xây dựng năng lực cho các thành viên của mình nhằm thực hiện các nghĩa vụ trong WTO cũng là điều dễ hiểu.

Về chức năng nhiệm vụ của Nhóm công tác xây dựng năng lực WTO, có thể tóm lược như sau:

Nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại đa biên là không phân biệt đối xử, dễ dự đoán, ổn định và minh bạch. Những nguyên tắc xương sống này là nền tảng cho sự thiết lập và phát triển luồng thương mại giữa các nền kinh tế trên thế giới, trong đó bao gồm cả các nền kinh tế APEC. Như đã đề cập ở trên, một trong những hoạt động chủ đạo của APEC là hỗ trợ đắc lực cho WTO. Vì vậy, chức năng chính của Nhóm xây dựng năng lực WTO là giúp APEC thực hiện được mục tiêu của mình là hỗ trợ các nền kinh tế thành viên trong tiến trình đàm phán WTO, thông qua tổ chức các buổi tọa đàm trong APEC về quá trình thực hiện các kết quả của Vòng đàm phán Urugoay, Vòng đàm phán Doha về thương mại đa biên cũng như cung cấp các chương trình hỗ trợ năng lực cho các thành viên đang phát triển APEC.

Các dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với các vấn đề liên quan tới thương mại trong khuôn khổ của Nhóm được triển khai theo cơ chế song phương. Hiện có 12 thành viên đóng góp chủ yếu cho các dự án hỗ trợ này, bao gồm: Australia, Canada,

Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Đài Loan và Hoa Kỳ.

56. Tại sao trong APEC lại có những Danh mục lựa chọn và Bộ nguyên tắc

không ràng buộc? Vậy thì chúng là gì và có ý nghĩa như thế nào ?

Một trong những nguyên tắc xương sống của hợp tác APEC là tự nguyện, linh hoạt, không ràng buộc và đối thoại. Chính nguyên tắc chủ đạo này đã khiến cho APEC khác với những tổ chức kinh tế thương mại khác như WTO, ASEAN... Tất cả các chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC đều mang tính linh hoạt rất cao. Vì vậy, khi các Nhóm công tác của APEC đưa ra các Bộ nguyên tắc và Danh mục lựa chọn trong một số lĩnh vực cụ thể, chúng đều mang tính tự nguyện, APEC chỉ khuyến khích các thành viên tham gia ở mức sâu nhất có thể. Hiện nay, trong APEC có nhiều bộ Danh mục lựa chọn và Bộ nguyên tắc không ràng buộc trong các lĩnh vực: Dịch vụ, Đầu tư, Mua sắm Chính phủ, Chính sách cạnh tranh, Thuận lợi hoá Thương mại... Những bộ nguyên tắc này có mục tiêu chính nhằm hướng dẫn và cung cấp cho các thành viên một số giải pháp và lựa chọn về chính sách thực thi để họ tự lựa chọn trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư. Theo đó, các thành viên có thể xem xét và áp dụng những biện pháp chính sách phù hợp với mình nhất và không bị bắt buộc phải áp dụng tất cả các nguyên tắc đã nêu.

57. Hãy cho biết những nội dung hợp tác cơ bản của Nhóm tiếp cận thị trường (MAG).

MAG là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Market Access Group, có nghĩa là Nhóm tiếp cận thị trường, nội dung hợp tác chủ yếu của Nhóm bao gồm hai lĩnh vực là thuế quan và phi thuế quan. Thuế quan và phi thuế quan là hai lĩnh vực quan trọng trong số 15 lĩnh vực được đề cập trong Kế hoạch hành động Osaka (OAA). Mục tiêu cơ bản của MAG là tăng cường hợp tác giữa các thành viên APEC nhằm giảm thuế và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế trong khu vực và tiến tới các mục tiêu của Tuyên bố Bogor về tự do hoá về thương mại đầu tư. APEC đã xây dựng cơ sở dữ liệu thuế APEC. Doanh nghiệp thuộc các thành viên APEC có thể tham khảo dữ liệu liên quan đến thuế xuất nhập khẩu của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC tại trang Web Cơ sở dữ liệu thuế APEC ở địa chỉ: http://www.apectariff.org/ . Khi vào địa chỉ này, người

sử dụng chỉ việc đăng ký sử dụng (miễn phí hoàn toàn) và truy cập toàn bộ thông tin trong đó. Trang web cung cấp các dữ liệu liên quan tới thuế nhập khẩu, lịch trình giảm thuế và những thông tin về thuế quan hữu ích cho các doanh nghiệp muốn tìm hiểu thông tin về thuế của các thành viên APEC.

58. Xin cho biết các hoạt động hợp tác của APEC trong lĩnh vực dịch vụ.

Dịch vụ đóng một vai trò quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Để khuyến khích tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực này, nhóm Dịch vụ APEC (GOS) đã được thành lập năm 1997 nhằm giải quyến các vấn đề thuận lợi hoá và tự do hoá đầu tư và thương mại dịch vụ. Các hoạt động hợp tác trong APEC về dịch vụ nhằm mục tiêu giảm dần các hạn chế về thâm nhập thị trường, đồng thời từng bước áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đối với thương mại dịch vụ. APEC tập trung hợp tác trong bốn lĩnh vực dịch vụ là viễn thông và thông tin, vận tải, du lịch và năng lượng.

Các hoạt động hợp tác hiện nay tập trung vào việc trao đổi thông tin liên quan đến đàm phán dịch vụ WTO để giúp các nền kinh tế thành viên APEC tham gia tích cực vào vòng đàm phán và đóng góp vào sự phát triển của thương mại dịch vụ; xây dựng Danh mục lựa chọn về Tự do hoá tự nguyện, thuận lợi hoá và thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật trong thương mại dịch vụ; nghiên cứu về Chi phí và lợi ích của Tự do hoá thương mại dịch vụ, cung cấp thông tin hữu ích cho

các nhà hoạch định chính sách về giá trị của việc tiến hành tự do hoá thương mại dịch vụ…

59. Tôi rất quan tâm tới lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Vậy hợp tác trong APEC đối với vấn đề này như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng đối với các nền kinh tế tri thức ở thời kỳ hậu công nghiệp, là chất xúc tác để đổi mới, phát triển các ngành công nghiệp mới và tạo công ăn việc làm. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gồm vấn đề bằng sáng chế, thương hiệu đăng ký, quyền tác giả và những quyền có liên quan, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết và bí mật thương mại. Về tổng thể, các quyền sở hữu trí tuệ trên là một bộ phận hợp nhất trong hệ thống thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho các cơ hội thương mại và đầu tư.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, năm 1996, APEC đã thành lập Nhóm Chuyên gia về sở hữu trí tuệ (IPEG) để điều phối và thực hiện những công việc có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Santiago, Chilê, tháng 11/2004 đã ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ và sự cần thiết triển khai Chiến lược tổng thể của APEC về sỡ hữu trí tuệ, trong đó có nội dung giảm vi phạm bản quyền tác giả và buôn bán hàng giả.

Trong năm 2005, APEC đã thông qua Sáng kiến về “Chống Hàng giả và Vi phạm Bản quyền trong APEC” với các nội dung chính: (i) Giảm buôn bán hàng giả và vi phạm bản quyền tác giả bằng cách áp dụng các biện pháp thực thi xuyên biên giới, các biện pháp hình sự hiệu quả hơn; (ii) Giảm vi phạm bản quyền trên mạng; (iii) Tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn vi phạm bản quyền và sản xuất, buôn bán hàng giả ; (iv) Nâng cao năng lực nhằm tăng cường thực thi chống hàng giả; và (v) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân. Để triển khai sáng kiến này, APEC cũng đã thông qua bộ “Hướng dẫn mẫu” về (i) Giảm buôn bán hàng giả và hàng nhái; (ii) Chống sao chép trái phép; và (iii) Ngăn cấm buôn bán hàng giả trên mạng. Cụ thể hoá các hướng dẫn là các biện pháp được đề xuất để các thành viên có thể tham khảo áp dụng trong thực tế.

Thông tin về hoạt động của Nhóm IPEG có thể tìm thấy trên trang http://www.apecipeg.org.

60. Xin cho biết nội dung hợp tác của APEC trong lĩnh vực Chính sách Cạnh tranh.

Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và lới nỏng cơ chế chính sách (CPDG) chịu trách nhiệm về các hoạt động của APEC liên quan đến chính sách cạnh tranh. Mục tiêu hoạt động của nhóm là tăng cường phát triển môi trường cạnh tranh trong khu vực; nâng cao hiểu biết về luật và chính sách cạnh tranh trong khu vực; đánh giá tác động của các luồng thương mại và đầu tư; xác định những lĩnh vực hợp tác giữa các thành viên APEC.

Hoạt động nổi bật của nhóm công tác này là xây dựng và cập nhật hàng năm Cơ sở dữ liệu luật và chính sách cạnh tranh của các thành viên. Tất cả mọi người

đều có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu này tại địa chỉ http://www.apeccp.org.tw/.

Ngoài ra, nhóm thường xuyên đưa ra những chương trình xây dựng năng lực mới để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên thực hiện các Nguyên tắc APEC về tăng cường cải cách pháp luật và cạnh tranh, thực hiện Danh mục lựa chọn về chính sách cạnh tranh. Trong năm qua, nhóm đã kết thúc giai đoạn tiếp theo của Chương trình đào tạo APEC để nâng cao tính cạnh tranh về kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và viễn thông.

61. Nếu tôi muốn tìm hiểu về chính sách đầu tư của các nền kinh tế thành viên APEC thì có thể tìm kiếm những thông tin này ở đâu? Nhóm chuyên gia đầu tư của APEC có giúp được gì cho tôi trong việc tìm hiểu các cơ chế chính sách về đầu tư hay không ?

Nhóm chuyên gia về đầu tư APEC (IEG) là Nhóm chuyên trách về vấn đề này. Ngoài việc thúc đẩy hợp tác APEC về tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư khu vực như: triển khai thực hiện Danh mục các biện pháp đầu tư không ràng buộc (thực chất là đưa ra những hướng dẫn cơ bản về chính sách đầu tư vĩ mô cho các thành viên triển khai trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện); tổ chức các hội thảo về đầu tư... Nhóm còn phối hợp và xuất bản một cuốn sách rất hữu ích cho các doanh nghiệp quan tâm tới chính sách đầu tư của các nền kinh tế thành viên APEC, với tên gọi là: “Sổ tay hướng dẫn về các chính sách đầu tư của các

thành viên APEC”. Cuốn sổ tay này cung cấp những thông tin khá cập nhật về

chế độ, chính sách đầu tư của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC và thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ với Ban Thư ký APEC để có cuốn sổ tay này.

62. Nếu Nhóm chuyên gia về đầu tư APEC có cuốn hướng dẫn về chế độ đầu tư như vậy thì Nhóm công tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC có cuốn hướng dẫn nào tương tự như vậy không ?

Nhóm công tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC, viết tắt là SMEWG được thành lập từ năm 1995. Nhóm này cũng biên soạn một cuốn sách giới thiệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong APEC, cuốn sách chỉ ra cho người đọc làm thế nào để tận dụng tiến trình hợp tác APEC trong việc :

- Giảm bớt các rào cản đối với thương mại và đầu tư;

- Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn;

- Tăng cường năng lực cho các Chính phủ trong việc hỗ trợ cho các SMEs. Ngoài ra, cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc những thông tin và địa chỉ các website liên quan và hữu ích trong APEC.

Cuốn hướng dẫn về SMEs này được cập nhật hàng năm và bạn có thể tải

Một phần của tài liệu HỎI ĐÁP VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) doc (Trang 36 - 49)