- Nhà Vua mất nước khiến tôi không được đi bán thịt dê, nay vua lấy lại được nước, tôi lại được làm nghề bán thịt dê như cũ, tước lộc thế là đủ, còn mong thưởng thêm gì nữa?
c) Nhà chiến lược xuất sắc, tướng tổng chỉ huy thiên tài của cuộc kháng chiến lần thứ ba
Ngay sau khi cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai bị đại bại, Hốt-Tất-Liệt đã định đánh báo thù ngay, nhưng cũng chính vì sự thất bại thảm hại của cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai này, Hốt-Tất-Liệt nói riêng và triều đình nhà Nguyên nói chung, không được phép chủ quan như trước nữa. Để thực hiện cuồng vọng bành trướng của mình xuống Đại Việt và xuống vùng Đông Nam Á, Hốt-Tất-Liệt đã ban hành hai quyết định quan trọng. Như trên đã nói, quyết định thứ nhất là: tạm thời đình chỉ cuộc tấn công xâm lược Nhật Bản đã được chuẩn bị công phu từ nhiều năm trước đó nhằm dồn hết lực lượng cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Và, quyết định thứ hai là: tìm cho bằng được những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Nguyên trong hai lần xâm lược nước ta. Những cận thần của Hốt-Tất-Liệt, cũng là những chiến lược gia lừng danh của nhà Nguyên cho rằng, sở dĩ quân Nguyên thất bại ở nước ta là bởi ba nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: quân Nguyên thiếu lương thực một cách trầm trọng. Kế thanh dã (tức là kế làm vườn không
nhà trống) của nhân dân ta đã gây cho kẻ thù những khó khăn rất lớn. Để khuất phục tình trạng này, Hốt- Tất-Liệt ra lệnh thành lập một đoàn thuyền lương, giao cho Trương Văn Hổ chỉ huy. Trương Văn Hổ có nhiệm vụ chuyên chở lương thực cho đại binh của nhà Nguyên khi chúng sang xâm lược nước ta.
Thứ hai: nước ta nhiều sông ngòi ao hồ, kênh rạch và bờ biển lại rất dài. Địa hình phức tạp này khiến cho
kị binh nhà Nguyên không phát huy được sở trường chiến đấu. Để khắc phục tình trạng ấy, Hốt-Tất-Liệt đã ra lệnh thành lập ngay một đạo thủy binh, giao cho tướng Ô-Mã-Nhi cầm đầu. Đạo thủy binh này vừa chiến đấu như một đơn vị vũ trang độc lập, lại vừa phối hợp và giúp đỡ bộ binh cũng như kị binh khi chúng hành quân trên địa hình khó khăn và phức tạp của nước ta.
Thứ ba: Người và ngựa của nhà Nguyên rất khó thích ứng với khí hậu của nước ta. Để hạn chế bớt nạn tử
vong vì ốm đau và bệnh dịch, Hốt-Tất-Liệt chủ trương huy động thật nhiều thầy thuốc và thuốc men phục vụ quân viễn chinh.
Những việc làm kể trên tỏ rõ quyết tâm của Hốt-Tất-Liệt rất lớn, công cuộc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba là rất công phu.
Cuối năm 1287, đầu năm 1288, quân Nguyên bắt đầu tràn sang lãnh thổ nước ta. Tổng số quân xâm lăng lần này là 50 vạn, tất cả được đặt dưới quyền tổng chỉ huy của Thoát-Hoan. Bên cạnh Thoát-Hoan là một loạt các tướng khét tiếng khác của nhà Nguyên, như Ô-Mã-Nhi, Áo-Lỗ-Xích, Phàn Tiếp... Giặc chia quân làm ba đạo, tiến vào nước ta qua ba hướng khác nhau:
- Đạo thứ nhất gốm kị binh và bộ binh, băng qua ải Chi Lăng rồi tiến vào nước ta qua hướng Lạng Sơn. Thoát-Hoan trực tiếp cầm đầu đạo này.
- Đạo thứ hai cũng gồm bộ binh và kị binh, từ đất Vân Nam của Trung Quốc men theo sông Hồng mà tiến xuống nước ta. Đạo này do tướng Áo-Lỗ-Xích chỉ huy.
Bạch Đằng mà tiến vào. Đạo này do Ô-Mã-Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Đoàn thuyền lương do tướng Trương Văn Hổ cầm đầu đi theo sau đạo thủy binh này.
Ngoài lực lượng quân sự như đã kể ở trên, nhà Nguyên còn thành lập sẵn một triều đình bù nhìn, giao cho tên phản thần Trần Ích Tắc làm “An Nam quốc vương”.
Theo Nguyên sử thì trước khi Thoát-Hoan xuất quân, chính Hốt-Tất-Liệt đã ra lệnh rằng: “Không được
cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”1. Một lần nữa, vận nước lại lâm nguy, và cũng một lần nữa,
Trần Hưng Đạo được tin cậy trao phó trọng trách vạch kế hoạch chiến lược, đồng thời, tổng chỉ huy toàn bộ lực lượng chống xâm lăng. Khi được vua Trần Nhân Tông hỏi thăm về việc chống giữ, Trần Hưng Đạo đã khảng khái trả lời một cách đầy tự tin rằng: “Nước ta thái bình đã lâu, dân không biết tới việc binh đao, cho nên, vừa năm trước đây, khi quân Nguyên vào cướp thì có kẻ đầu hàng hoặc trốn chạy. Nhờ uy linh của tổ tông và cũng nhờ thần võ của bệ hạ, ta đã quét sạch được bụi Hồ. Nay, nếu chúng lại sang cướp nữa thì quân ta đã quen việc chiến trận mà quân giặc thì phải đi xa, đã thế lại còn nơm nớp nỗi sợ thất bại của (Lý) Hằng và (Lý) Quán (những tên bại tướng trong cuộc xâm lược năm 1285 - NKT), cho nên chẳng còn chí khí chiến đấu nữa. Theo như thần thì việc ta phá được chúng là điều chắc chắn”2.
Trên đại thể, kế hoạch chung của Trần Hưng Đạo như sau:
- Đối với hai đạo kị binh và bộ binh của nhà Nguyên tiến vào nước ta qua đường bộ, Trần Hưng Đạo chủ trương không đánh mà tạm thời rút lui, bảo toàn lực lượng để dồn sức cho trận đánh quyết định khi có cơ hội. Nhân dân các địa phương trên các tuyến hành quân của giặc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, phải triệt để thực hiện kế thanh dã, quyết không để quân giặc có thể cướp được lương thực và thực phẩm. - Đối với đạo thủy binh và đoàn thuyền lương, phải quyết tâm đánh tan ngay khi chúng chưa kịp tiến vào nước ta, phá vỡ âm mưu phối hợp giữa kị binh, bộ binh với thủy binh của chúng, đồng thời, tiêu diệt nguồn hậu cần của đội quân xâm lăng khổng lồ này. Nhiệm vụ tiêu diệt thủy binh và đoàn thuyền lương của giặc được giao cho Phó Tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đảm trách.
Hai đạo kị binh và bộ binh do Thoát-Hoan và Áo-Lỗ-Xích chỉ huy, do không bị đánh trả một cách quyết liệt, cho nên, đã tiến xuống Vạn Kiếp một cách khá dễ dàng. Đao thủy binh của Ô-Mã-Nhi, tuy bị đánh một số trận khá mạnh ở Ngọc Sơn (Móng Cái, Quảng Ninh) và ở An Bang (Quảng Yên, Quảng Ninh) và tuy bị thiệt hại khá nặng, nhưng chúng vẫn băng qua được để rồi sau đó, hợp binh với Thoát-Hoan và Áo- Lỗ-Xích tại Vạn Kiếp.
Giặc hợp binh được ở Vạn Kiếp là điều hoàn toàn nằm ngoài dự kiến ban đầu của Trần Hưng Đạo, bởi lẽ đó, Trần Hưng Đạo và Thượng Hoàng cũng như vua Trần rất tức giận. Sử cũ chép:
“Thượng Hoàng được tin, sai Trung Sứ đến xiềng (Trần) Khánh Dư để giải về kinh đô trị tội, (Trần) Khánh Dư liền nói với Thông Sứ rằng:
- Lấy quân pháp mà xử, tôi thật đáng phải chịu tội chết, nhưng xin cho khất vài ba ngày để tôi xin bày mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn.
Trung Sứ nghe theo lời cầu xin đó.
(Trần) Khánh Dư dự liệu rằng (thủy binh) giặc đã qua, lương thuyền ắt sẽ phải đi sau, cho nên, thu tập binh sĩ để đợi bọn chúng. Chẳng bao lâu sau, quả nhiên lương thuyền đến, (Trần Khánh Dư) đánh bại chúng, bắt được không biết bao nhiêu là quân lương và khí giới, tù binh cũng không đếm xuể. (Trần)
Khánh Dư lập tức sai chạy ngựa về báo tin mừng. Thượng Hoàng liền tha cho tội cũ, không hỏi đến nữa”3.
thực của giặc không thực hiện được. Chiến thắng ở Vân Đồn của Trần Khánh Dư có ý nghĩa rất to lớn đối với diễn biến chung của cuộc kháng chiến lần thứ ba. Tuy nhiên, ở Vạn Kiếp, Thoát Hoan, Áo-Lỗ-Xích và cả Ô-Mã-Nhi đều không hay biết gì. Chính Ô-Mã-Nhi đã tuyên bố một cách rất huênh hoang trong cuộc truy tìm chủ lực nhà Trần, rằng:
“Ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất, ta theo xuống đất, ngươi lặn xuống nước, ta theo xuống nước”4.
Trước tình hình đó, Trần Hưng Đạo và Thượng Hoàng nhà Trần nhận định:
“Chỗ trông cậy của quân Nguyên là quân lương và khí giới, nay đã bị ta đánh bắt, nhưng sợ rằng (chủ tướng của) chúng vẫn chưa hay biết gì, nên vì thế mà tỏ ra hung hăng chăng?
(Nói rồi) bèn thả những tên bị bắt, cho về dinh trại của quân Nguyên để báo tin. Quân Nguyên quả nhiên vì thế mà phải rút lui”5.
Thoát-Hoan cố sức tìm diệt chủ lực của ta nhưng không sao tìm được. Quân Nguyên không dám đóng rải rác, cũng không dám chiếm giữ kinh thành Thăng Long, mà hầu hết đã co cụm lại ở Vạn Kiếp. Các mục tiêu lớn đặt ra trước lúc xuất quân đều không thực hiện được, trong lúc đó, lương thực thì đã cạn, thời tiết khắc nghiệt của mùa hè ở nước ta lại đang đến dần, con đường duy nhất của quân Nguyên lúc này là rút lui. Chúng thực sự hoang mang nên đã bàn với nhau rằng:
“Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn, mà thuyền lương của Trương Văn Hổ không đến. Vả lại khí trời nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì chống giữ lâu được, lấy làm hổ thẹn cho triều đình, chi bằng nên toàn quân mà về thì hơn”6.
Trước tình hình như vậy, Trần Hưng Đạo chủ trương tổ chức uy hiếp liên tục, buộc địch phải tháo chạy nhanh và sẽ đánh trận quyết định với quân xâm lăng trên đường chúng tháo chạy. Đây là chủ trương rất táo bạo và sáng tạo. Cũng như nhiều vị tướng lĩnh đương thời, Trần Hưng Đạo từng đọc rất kĩ và hẳn nhiên là từng chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất định nào đó của lí luận quân sự Trung Quốc cổ đại. Nhưng, nếu như Tôn Tử của Trung Quốc - nhà binh pháp có ảnh hưởng mạnh nhất đến các tướng lĩnh phương Đông - chủ trương rằng: “Hễ địch rút lui về nước thì không nên bao vây ngăn chặn. Khi tiến hành bao vây địch thì nên để hở một phía chứ không nên vây kín. Nếu đối phương đã đến lúc khốn cùng thì
cũng không nên bức bách họ quá”7… thì ngược lại, Trần Hưng Đạo chủ trương thúc ép đối phương phải
tháo chạy để rồi đánh trận quyết định khi đối phương đang trên đường tháo chạy ấy. Và, đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Đầu tháng 4 năm 1288, quân Nguyên bắt đầu buộc phải rút khỏi nước ta. Chủ tướng của giặc là Thoát- Hoan quyết định kế hoạch rút quân cụ thể như sau:
- Kị binh và bộ binh do đích thân Thoát-Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp tiến lên Lạng Sơn, rồi từ đó kéo về Trung Quốc.
- Thủy binh do Ô-Mã-Nhi chỉ huy, được tăng cường thêm quân số và thêm một đạo kị binh đi dọc theo sông để hộ tống, từ Vạn Kiếp tiến ra sông Bạch Đằng rồi vượt vịnh Hạ Long mà về Trung Quốc. Như vậy, nếu khi tràn sang nước ta, giặc chia quân làm ba đạo thì khi về, giặc chỉ còn chia làm hai đạo nữa mà thôi. Trong hai đạo này, thủy binh tuy có tới hơn 600 chiến thuyền với quân số ước chừng 60.000 tên, chưa kể lực lượng kị binh đi hộ tống, nhưng, so với đạo kị binh và bộ binh thì quân số vẫn ít hơn, đó là chưa nói rằng, thủy chiến không phải là sở trường của chúng. Từ thực tế này, Trần Hưng Đạo hạ lệnh: - Tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ và nguy hiểm vào đạo quân do Thoát-Hoan trực tiếp chỉ huy buộc
chúng phải tháo chạy thật nhanh, không còn cơ hội để tiếp ứng cho đạo thủy binh của Ô-Mã-Nhi.
- Tiêu diệt sạch đạo thủy binh của Ô-Mã-Nhi bằng một trận thủy chiến, lấy đó làm đòn quyết định, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta
- Đích thân Trần Hưng Đạo đi thám sát địa hình và chuẩn bị cho trận quyết chiến với đạo binh của Ô-Mã- Nhi.