Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mớ

Một phần của tài liệu Tài liệu tóm lược sử dụng kết hợp với giáo trình TTHCM của Bộ GD & ĐT - 2009 pps (Trang 69 - 70)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mớ

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.

Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức.

Hồ Chí Minh dạy, hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải chú trọng “đạo làm gương”.

Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng ngày của toàn xã hội.

- Xây đi đôi với chống

Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.

Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. việc giáo dục đạo đức cũng phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; lứa tuổi, nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau,…

Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Người cho rằng, trên con đường cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể hình thành trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen và tậo tục lạc hậu, loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Để làm được điều này, cần phải sớm phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động, hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức.

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Một nền đạo đức mới chỉ có thể xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mọi người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phải làm thế nào đó để mỗi người tự nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là một việc “sung sướng vẻ vang nhất trên đời”.

Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới bộc lộ rõ những giá trị của mình. Hồ Chí Minh đưa ra một lời khuyên rất dễ hiểu:

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sang, vàng càng luyện càng trong”.

Một phần của tài liệu Tài liệu tóm lược sử dụng kết hợp với giáo trình TTHCM của Bộ GD & ĐT - 2009 pps (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w