Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế a Các lực lượng cần đoàn kết

Một phần của tài liệu Tài liệu tóm lược sử dụng kết hợp với giáo trình TTHCM của Bộ GD & ĐT - 2009 pps (Trang 50 - 51)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1 Sự cần thiết ây dựng đoàn kết quốc tế

2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế a Các lực lượng cần đoàn kết

a. Các lực lượng cần đoàn kết

Nội hàm khái niệm đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, nhưng tập trung chủ yếu vào 3 lực lượng: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phong dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.

Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới – lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế, Người quan niệm, sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của CNCS. Tiếp nhận học thuyết Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, Người cũng tìm thấy một lực lượng mạnh mẽ ủng hộ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các

nước thuộc địa. Đó là phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là Liên Xô và sau này là các nước XHCN; là Quốc tế thứ ba và sau này là Cục thông tin quốc tế.

Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các đảng CS trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản trong thời đại ngày nay.

Hồ Chí Minh cho rằng, CNTB là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động quốc tế. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động quốc tế toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại những âm mưu thâm độc của kẻ thù.

Đối với với phong trào giải phóng dân tộc, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa.

Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý, Người cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế mới của thời đại, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với giữ gìn hòa bình thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế.

Gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hòa bình, tự do, công lý, Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ, tạo nên những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, của các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh.

Một phần của tài liệu Tài liệu tóm lược sử dụng kết hợp với giáo trình TTHCM của Bộ GD & ĐT - 2009 pps (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w