Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP. ỨNG DỤNG CỦA OXI ỨNG DỤNG CỦA OXI
B. BÀI TẬP:
1) Tính thể tích khí Oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí Mêtan trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không khí. Các thể tích đó được đo ở đktc.
Giải:
CH4 + 2 O2 →to CO2 + 2 H2O 22,4 lít 2. 22,4 lít
Lượng khí metan nguyên chất: 1000 lít – 20 lít = 980 lít Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng: 2.22, 4.980 1960
22, 4 = lít
2) Lập PTHH biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại Mg, Zn, Fe, Al? Giải: S + Mg MgS S + Zn ZnS S + Fe FeS 3S + 2Al Al2S3 3) Bài 4 trang 87/sgk
a) Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy nút kín, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt. Đó là vì khi nến cháy, lượng oxi trong không khí sẽ bị giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ bị tắt.
b) Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đậy nắp đèn lại nhằm ngăn cách giữa cồn với khí oxi có trong không khí làm cho quá trình cháy ngưng xảy ra.
4) Bài 5 trang 87/sgk
a) Khi càng lên cao, tỉ lệ lượng khí oxi trong không khí càng giảm là vì khí oxi nặng hơn không khí.
b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí là vì ở trong khí oxi, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần ở trong không khí (thể tích của khí oxi chỉ chiếm có 1/5, còn nitơ chiếm tới 4/5), ngoài ra một phần nhiệt còn bị tiêu hao do đốt nóng khí nitơ.
5) Trong các công thức hoá học sau, công thức nào là công thức của oxit: SO2,CH4O, CO2, NaOH, P2O5, Fe3O4, Al2O3.
6) a) Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, than xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy?
b) Củi than đang cháy em muốn dập tắt thì phải làm thế nào?
7) Hỗn hợp C2H2 và O2 với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất? Ứng dụng phản ứng này để làm gì?
Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . .
KÝ DUYỆT
Ngày soạn :………. Ngày dạy :………..
TUẦN 3 (22) HK II
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết và hiểu định nghĩa Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác. Biết và hiểu CTHH của Oxit và cách gọi tên Oxit. Biết Oxit gồm 2 loại chính là Oxit Axit và Oxit Bazơ. Biết dẫn ra VD minh họa của một số là Oxit Axit và Oxit Bazơ thường gặp.
- Vận dụng thành thạo quy tắc lập CTHH đã học để lập CTHH của Oxit.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :
- Giáo án, SGK, sách bài tập…
- GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌCA. LÝ THUYẾT: A. LÝ THUYẾT: