So sánh ATM với các dịch vụ và kỹ thuật khác

Một phần của tài liệu tài liệu môn mạng máy tính (Trang 95 - 101)

ATM so sánh với Frame Relay:

- ATM và Frame Relay là hai công nghệ chuyển mạch tốc độ nhanh . Có thể nói ATM tương tự với Frame Relay. Tuy nhiên, khung dữ liệu (Frame) trong Frame Relay có kích thước thay đổi, thì ATM sử dụng các gói tin cốđịnh 53 bytes (được gọi là tế bào – Cell).

- Frame Relay cho phép vượt ngưỡng 64 Kb/s của X25, nhưng thông lượng tối đa chỉđạt tới 2 Mb/s, trong khi thông lượng ATM có thểđạt 155 Mb/s hoặc 622 Mb/s.

- ATM có thể chèn các tế bào có độ trễ truyền dẫn nhạy cảm, điều này không thểđược với Frame Relay, bởi vì Frame Relay có khung dữ liệu dài hơn, độ trễ lớn hơn và không thể dựđoán được độ trễ khi xử lý truyền thông tiếng nói và hình ảnh. Vì vậy Frame Relay không phù hợp cho các dịch vụ yêu cầu thời gian thực cao.

- Mặc dầu chưa đáp ứng được yêu cầu của truyền thông đa phương tiện, Frame Relay vẫn là một giải pháp quá độđược lựa chọn trong khi chờđợi kỹ thuật ATM đưa vào ứng dụng rộng rãi.

ATM và SONET

- SONET đơn giản là một kỹ thuật truyền dẫn, có thể hỗ trợ cho nhiều loại topo thay đỗi, bao gồm : điểm-điểm, hình sao, hình vòng.

- Khi phát triển ATM, thay vì phát triển một lớp vật lý mới, những nhà thiết kế của ATM đã sử dụng kỹ thuật liên kết dữ liệu của SONET và sử dụng nó cho chuyển mạch ATM. Hơn nữa, ATM Forum xác định tốc độ 622-Mbps ATM để chạy trên SONET. Tóm lại SONET là một dịch vụ vận chuyển bit từ nguồn tới đích và ATM là một kỹ thuật sử dụng SONET như là một dịch vụ vận chuyển của nó.

So Sánh ATM và Ethernet Gigabit

- Tốc độFast Ethernet và Ethernet Gigabit nhanh hơn tốc độ của ATM và ỗây dựng ATM khá đắt. Tuy nhiên ATM Forum đang phát triển ATM 2,5 Gbps cho LAN.

- Ethernet Gigabit có khả năng truyền dữ liệu và tiếng nói ở mức chấp nhận được, tuy nhiên nó vẫn chỉ là một kỹ thuật VBR (tốc độ bit thay đỗi) và gặp phải khó khăn khi mạng tắc nghẽn hoặc đòi hỏi truyền hình độ phân giải cao (HDTV).

- Giao thức giữ trước nguồn tài nguyên RSVP (Resource Reservation Protocol) và giao thức truyền dẫn thời gian thực RTP (Realtime Transport Protocol) là phương thức lỗi chất lượng dịch vụ của Ethernet Gigabit. Cả hai giao thức cho phép các ứng dụng bảo tồn tổng số riêng biệt của giải thông truyền dữ liệu. So sánh Ethernet Gigabit với ATM:

Khung Ethernet 802.3 có sự phân chia tốc độ không phù hợp, vì chiều dài thay đỗi từ 64 đến 1518 bytes. Trong khi tế bào ATM phân chia tốc độổn định và đảm bảo sự phân chia có thứ tự trong khung thời gian riêng biệt mà bit dữ liệu đến theo thứ tựđúng thời gian.

Trong Ethernet 802.3, khung được xếp hàng tại một node chuyển mạch trên cơ sở vào trước-ra trước (FI-FO). Hơn nữa trước khi chuyển mạch để truyền hàng khung ‘n’ thì toàn bộ dữ liệu chứa trong hàng khung ‘n-1’ phải được truyền. Theo đó một chuyển mạch phát hàng khung liên tục theo thứ tự chúng được đệm. Sự xử lý này ở trong ATM thì khác hẳn, tại node chuyển mạch ATM , hàng đợi khung không theo thứ tự chúng được đệm, mà chuyển mạch ATM dựa vào sựưu tiên để truyền dẫn: khung có độưu tiên cao hơn sẽđược truyền dẫn trước và ngược lại. Do đó ATM có thể tạo ra đồng thời nhiều hàng dịch vụđộc lập nhau với sự ưu tiên truyền dẫn khác nhau dựa trên loại dịch vụ mà vẫn cung cấp một tốc độ phân chia không đỗi. Đây chính là thế mạnh và sự “thông minh” của ATM. Do vậy mạng nhanh không phải là giải pháp cho nhiều vấn đề hội tụ.

Công nghệ ATM xuất hiện với mạng diện rộng, đa dịch vụ băng rộng. Phương thức truyền tải như là một “Mạng trong mạng”, không đồng bộ, tích hợp chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Thông tin được đặt trong các gói có độ dài cốđịnh. ATM sử dụng kênh ảo và nhóm kênh ảo tạo thành một đường dẫn ảo Thích hợp với dịch vụ yêu cầu truyền thời gian thực, đa phương tiện.

Câu hi trc nghim:

1. Hãy chọn câu đúng nhất về phương pháp kết nối liên mạng: A. Phương pháp kết nối tại tầng vật lý, bộ lặp Repeater.

B. Phương pháp kết nối tại tầng liên kết dữ liệu, thiết bị sử dụng cầu (Bridge) và các bộ chuyển mạch (Switched)

C. Phương pháp kết nối tầng mạng. Thiết bị sử dụng bộđịnh tuyến (Router). D. Kết nối liên mạng sử dụng các thiết bị như Modem, cáp Modem, Router.. 2. Mạng ISDN có những đặc điểm sau:

A. Là một mạng đa dịch vụ.

B. ISDN có hệ thống báo hiệu số 7 và các node chuyển mạch thông minh. C. Kiến trúc ISDN tương thích với mô hình OSI.

D. Tất cả khảng định trên. 3. Các phần tử cơ bản của mạng ISDN

B. TE2 là các thiết bịđầu cuối không có tính năng ISDN.

C. NT1 (Network Termination 1) thực hiện các chức năng thuộc tầng vật lý .

D. NT2 (Network Termination 2) là một thiết bị thông minh, thực hện các chức năng đến tầng mạng.

E. Tất cảđều đúng.

4. Các loại kênh trong mạng ISDN

A. Kênh D: Dùng để truyền báo hiệu giữa người sử dụng và mạng. B. Kênh B: Dùng để truyền dữ liệu

C. Kênh H cung cấp các dịch vụ tốc độ cao và ghép các luồng thông tin ở tốc độ thấp hơn. có 4 loại kênh H.

D. Các loại đường ảo và kênh ảo 5. Giao diện ISDN

A. Giao diện BRI (Basic Rate Interface) B. Giao diện PRI (Primary Rate Interface)

C. Giao diện giữa các tầng, cung cấp các điểm truy nhập dịch vụ. 6. Hoạt động trong tầng Datalink của ISDN:

D. Giao thức LAP-D A. Giao thức HDLC

B. Giao thức LAP-B và LAP – F C. Giao thức LAP-D và LAP – F 7. Đặc tính kỹ thuật mạng của X25

A. X25 định nghĩa chuẩn giao diện giữa DTE và DCE

B. Cung cấp các lựa chọn cho chuyển mạch ảo hoặc cốđịnh. X.25

C. Cung cấp các dịch vụ cóp độ tin cậy cao từ node tới node (End to End). D. Tốc độ tối đa 64 Kbps.

E. Tất cảđều đúng

8. Trên cáp sợi quang, các tốc độđiển hình của B-ISDN là: A. 51 Mbps(*)

B. 155 Mbps(*) C. 312 Mbps D. 622 Mbps(*)

9. Mạng X25 không hấp dẫn, vì:

A. Tốc độ thấp, không thích hợp các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao. Các dịch vụ LAN trong môi trường WAN.

B. Không phù hợp trong môi trường truyền dẫn quang. C. Tất cả khảng định trên đều đúng.

10. Hoạt động trong tầng Datalink của X25, có: A. Giao thức LAP-B

B. Giao thức HDLC

C. Giao thức LAP-B và LAP – F D. Giao thức LAP-D và LAP – F 11. Đặc trưng cơ bản của Frame Relay:

A. Không cần duy trì bảng trạng thái, không xử lý các gói tin điểu khiển. B. Loại bỏ các quá trình trình xử lý ở tầng mạng.

C. Không điều khiển lưu lượng và điều khiển lỗi theo từng đoạn mạng (Hop-by-Hop Control).

D. Khung dữ liệu (Frame) có kích thước thay đổi, E. Các trường hợp trên đều đúng.

12. Hoạt động trong tầng Datalink Frame Relay, có: A. Giao thức LAP- F

B. Giao thức HDLC

C. Giao thức LAP-B và LAP – F D. Giao thức LAP-D và LAP – F. 13. Đặc trưng cơ bản SMDS:

A. SMDS là một dich vụ, không phải một công nghệ. B. SMDS dịch vụ chuyển mạch gói không liên kết

C. SDMS hỗ trợ tính bảo mật, cho phép dùng các mạng công cộng, chia sẻ một mạng riêng như mạng xương sồng.

D. Tất cả phát biểu trên đều đúng.

14. Những khảng định nào sau đây là đúng:

A. Công nghệ ATM gần giống với công nghệ Frame Relay.

B. Khung dữ liệu của Frame Relay có kích thước thay đổi, của ATM cốđịnh.

C. Tốc độ truyền tối đa 2 Mb/s trong Frame Relay, của ATM có thểđạt 155 Mb/s hoặc 622 Mb/s.

15. Những thực thể nào dưới đây là giao thức của WAN A. Frame Relay (*).

B. SLIP C. IEEE 802.6 D. X25(*)

16. Các giao thức nào thường được sử dụng với IEEE 802.2 A. IEEE 802.3

C. IEEE 802.6 D. Tất cảđều đúng

17. Nêu đặc tính chủ yếu để phân biệt một tế bào và một gói tin. A. Các tế bào nhỏ hơn một gói tin.

B. Các tế bào không có địa chỉ vật lý. C. Các tế bào có độ dài cốđịnh (*). D. Các gói tin không thể truyền.

18. Giao thức nào được sử dụng trên cáp sợi quang. A. Frame Relay

B. FDDI(*) C. SONET(*) D. X25

19. Các chuẩn nào sử dụng kỹ thuật truy nhập đường truyền bằng thẻ bài: A. IEEE 802.4(*)

B. IEEE 802.6 C. Frame Relay D. FDDI(*)

20. Giao thức nào phù hợp nhất cho việc giao vận dữ liệu quan trọng về mặt thời gian: A. X25.

B. Frame Relay C. IEEE 802.5(*) D. ATM(*)

Câu hi và bài tp

1. Mạng tích hợp đa dịch vụ số ISDN (Integrated Service Digital Network), Khái niệm. Nguyên lý chung của ISDN.

2. Các dịch vụ ISDN: Dịch vụ tải tin, dịch vụ viễn thông, các dịch vụ bổ sung. 3. Các phần tử cơ bản của mạng ISDN

4. Các loại kênh trong mạng ISDN: Kênh D, Kênh B, Kênh H. 5. Giao diện ISDN:

9 Giao diện BRI (Basic Rate Interface) 9 Giao diện PRI (Primary Rate Interface):

6. Địa chỉ của mạng ISDN và cấu trúc địa chỉ trong ISDN:

7. Chức năng các tầng trong kiến trúc ISDN: Tầng vật lý, Tầng 2 và tầng 3. 8. Mạng băng rộng B_ISDN ( Broadband ISDN)

9. Đặc điểm của dịch vụ B-ISDN 10. Nền tảng kỹ thuật của B-ISDN 11. Cấu trúc chức năng của B_ISDN 12. So sánh ISDN và B_ISDN 13. Mạng chuyển mạch gói X25 14. Giao thức X.25: Tầng vật lý, Tầng liên kết dữ liệu, Tầng mạng 15. Hoạt động của giao thức X25

16. Mạng chuyển mach khung Frame Relay 17. Cấu hình tổng quát mạng Frame Relay 18. So sánh Frame Relay với X25:

9 Tầng vật lý (Physical Layer), 9 Tầng liên kết (Link Access Layer), 9 Tầng mạng (Packet Layer)

19. Frame Relay được thiết kế loại bỏ những hạn chế trong các mạng X.25, vì sao?. 20. Vì sao thời gian xử lý tại các node trong Frame Relay ít hơn nhiều so với X.25 ?. 21. Frame Relay và mô hình OSI: Tầng vật lý, Tầng liên kết và Tầng mạng .

22. Trình bày giao thức LAP-F, LAP-D. 23. Điều khiển quản lý lưu lượng

24. Khái niệm CIR.

25. Các dịch vụ Frame Relay

26. SDMS (Switched Multimegabit Data Service ) 27. SMDS so với các công nghệ ATM và Frame Relay.

28. Phương thức truyền dẫn không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) 29. Kiến trúc phân tầng ATM:

9 Các mặt bằng quản lý

9 Vai trò và chức nằn các tầng. 30. Khuôn dạng Cell ATM

31. UNI-Format Header : Khuôn dạng giao diện người sử dụng và mạng 32. NNI-Format Header: Khuôn dạng giao diện mạng và mạng.

33. Các loại tế bào

34. Liên kết ảo (Virtual Connections)

35. So sánh ATM với các dịch vụ và kỹ thuật khác 36. ATM so sánh với Frame Relay:

37. ATM và SONET

CHƯƠNG 6: MNG TC ĐỘ CAO VÀ NG

DNG CÁC CÔNG NGH MI

Nội dung của chương sẽ trình bày một cách tổng quát về các loại mạng tốc độ cao và các

ứng dụng công nghệ mới bao gồm đường dây thuê bao số DSL, các mạng truyền tải voice chuyển mạch gói trên nền IP như Voice over Internet Protocol, Voice over ATM và Voice over Frame Relay. Công nghệ MPLS phù hợp với xu thế và nhu cầu truyền thông hiện tại và tương lai. MPLS

được ứng dụng trong mạng lõi NGN và nền tảng cho dịch vụ VPN. Mạng thế hệ sau NGN (Next Generation Network) là một trong những mạng hội tụ tiên tiến đang phát triển và thay thế dần các mạng truyền thống. Hoạt động dựa trên các công nghệ chuyển mạch mềm Softswitch, điều khiển chuyển mạch không phụ thuộc vào phần cứng . Có khả năng lập trình độc lập và kiến tạo dịch vụ

mềm dẻo. Nội dung của chương gồm:

• Đường dây thuê bao số DSL

• Truyền thoại qua mạng chuyển mạch gói VoPN • Công nghệ chuyển mạch đa giao thức MPLS. • Công nghệ chuyển mạch mềm Softwitch • Mạng hội tu và mạng thế hệ sau NGN.

6.1. Đường dây thuê bao s DSL (Digital Subscribers Line) 6.1.1. Mđầu

Một phần của tài liệu tài liệu môn mạng máy tính (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)