Phong cách của người dân Sài Gòn Nam Bộ

Một phần của tài liệu Bài giảng ẩm thực ba miền (Trang 43 - 50)

• Do điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi, con người thoải mái,

phóng khoáng nên cách chế biến món ăn, yêu cầu của món ăn không cao như miền Trung và miền Bắc nhưng không vì thế mà món ăn kém đi phần hấp dẫn.

• Từ một loại nguyên liệu, người miền Nam có thể chế biến ra rất

nhiều món ăn, nguồn thực phẩm chủ yếu là từ hải sản và thường dùng bánh tráng ăn với rau sống và các loại thức ăn khác thay cơm.

Giới thiệu món cá lóc nướng trui (Nam Bộ)

• Chỉ riêng với món cá lóc, người dân Nam Bộ đã tìm ra được 20

cách chế biến khác nhau, làm nên những món ăn vô cùng hấp dẫn, dưới đây chỉ là những món tiêu biểu trong sự phong phú đó.

• Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông

nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản.

• Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế,

nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị.

• Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que

dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn

Giới thiệu món cá lóc nướng trui (Nam Bộ)• Cách chế biến: • Cách chế biến:

Riêng với cá lóc từ 700 - 800gr trở lên muốn cho thịt cá được chín đều hoàn toàn bạn nên vạch miệng cá ra chế nước vào trong

miệng cá sao cho nước vào đầy dạ dày cá rồi mới nướng và một đòi hỏi quan trọng không kém nữa là vật liệu thui cá nhất định phải là rơm thì thịt cá mới thơm và không bị hôi khói.

Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon! Và người nướng cá nhất định phải là “một nghệ sĩ”

Giới thiệu món cá lóc nướng trui (Nam Bộ)• Thưởng Thức: • Thưởng Thức:

Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước, rau thơm, các loại để lên bánh tráng, gắp miếng cá đặt giữa lớp rau xanh cuốn lại thành cuộn tròn chấm nước mắm. Nước mắm thường thì là nước mắm tỏi ớt, chanh đường, giấm hoặc nước mắm dầm me.

Rau, trước nhất không thể thiếu rau dấp cá kế đến húng cây, húng lũi, ngọn điều, ngọn xoài, ngọn cóc kèn ….

Một phần của tài liệu Bài giảng ẩm thực ba miền (Trang 43 - 50)