- Bệnh tích vi thể:
2.2. Miễn dịch chống bệnh Gumboro
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ đáp ứng lại tr−ớc hết bằng cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, sau đó bằng cơ chế miễn dịch đặc hiệu.
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có thể là đáp ứng miễn dịch dịch thể, tạo ra các lớp globulin miễn dịch IgG, IgM, IgA, lớp IgE, IgD có đ−ợc nói đến nh−ng ch−a đ−ợc nói rõ (Silim, 1992) [83]
Trong bệnh Gumboro, miễn dịch dịch thể đặc hiệu đóng vai trò chủ yếu trong đó tế bào lympho B và túi Fabricius có vai trò rất quan trọng
Các tế bào Lympho B sau khi đ−ợc kháng nguyên kích thích chúng phân chia biệt hóa thành t−ơng bào (plasmocyte). Đây là những tế bào trực tiếp sản xuất ra kháng thể. Quá trình này phụ thuộc vào sự kích thích của kháng nguyên và có sự giúp đỡ của tế bào Lympho T. Kháng thể dịch thể là các globulin miễn dịch (Ig) tồn tại trong các dịch sinh học trong cơ thể.
Các kháng thể dịch thể tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định. Trong thời gian dó, khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể thì kháng thể đặc hiệu sẽ kết hợp với kháng nguyên đó tạo thành một phức hợp kháng nguyên-kháng thể và kết quả là kháng nguyên bị loại trừ. Sự sản sinh kháng thể đặc hiệu có qui luật khi kháng nguyên kích thích thì kháng thể không đ−ợc sinh ngay mà phải qua một thời gian tiềm tàng, th−ờng là từ 5 đến 14 ngày
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 19
mới xuất hiện và đạt hàm l−ợng cao nhất phải sau từ 15 đến 21 ngày. Sau đó đ−ợc duy trì một thời gian rồi giảm dần sau vài tháng hoặc vài năm (phụ thuộc nhiều yếu tố). Khi kháng nguyên đ−a vào cơ thể lần sau gọi là ph−ơng pháp “kháng nguyên nhắc nhở” thì thời gian sinh kháng thể sẽ sớm hơn và kháng thể sẽ sinh ra nhiều hơn. Nhờ vai trò của các tế bào B “nhớ” và T “nhớ”. Đây là hiện t−ợng “trí nhớ miễn dịch”. Dựa trên cơ chế này ng−ời ta áp dụng cho việc “tiêm phòng nhắc nhở” tạo miễn dịch cao cho đàn gà. Sự hình thành kháng thể và quá trình đáp ứng miễn dịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố nh− trạng thái sức khỏe của cơ thể, điều kiện ngoại cảnh, sự chăm sóc nuôi d−ỡng v.v … nh−ng quan trọng hơn cả là phụ thuộc bản chất của kháng nguyên.
Cũng nh− nhiều bệnh truyền nhiễm khác, miễn dịch chống bệnh Gumboro gồm nhiều loại. ở đây chỉ xin đề cập đến miễn dịch đặc hiệu tiếp thu chủ động và tiếp thu thụ động.
Về nguyên lý miễn dịch học bệnh Gumboro yêu cầu chặt chẽ sự phối hợp của hai loại miễn dịch chủ động và bị động để tạo sự miễn dịch bảo vệ cho gà d−ới 8 tuần tuổi, đây là tuổi mẫn cảm với virus Gumboro.