- Trong đó: Chi phí lã
c. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.
2.2.4 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty.
Bảng 2.15 Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty năm 2009-2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2009 2010 +/- % 1.Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) Đồng 9,632,468,253 13,644,113,519 +4,011,645,266 +41.65 2.Tổng nợ phải trả Đồng 5,614,054,298 8,873,554,759 +3,259,500,461 +58.06 3.Tài sản ngắn hạn Đồng 7,177,845,064 11,594,067,543 +4,416,222,479 +61.53 4.Tổng nợ ngắn hạn Đồng 4,596,609,712 6,356,110,173 +1,759,500,461 +38.27 5.Khả năng TT Lần 1.71 1.53 -0.18 -10.52
tổng quát(1/2) 6.Khả năng TT
ngắn hạn(3/4) Lần 1.56 1.82 +0.26 +16.7
7.Hệ số nợ (2/1) Lần 0.58 0.65 0.07 +12.07
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2010)
Năm 2009, tỷ số thanh toán tổng quát của công ty là 1.71 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ thì có tới 1.71 đồng tài sản có thể thanh toán để trả nợ. Sang đến năm 2010, tỷ số này là 1.53, đã giảm 0.18 lần so với năm trước, nghĩa là cứ 1 đồng nợ của công ty sẽ có 1.53 đồng tài sản có thể thanh toán để trả nợ.
Tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2009 là 1.56 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1.56 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể thanh toán để trả nợ. Năm 2010, tỷ số này là 1.82 tăng 0.26 lần so với năm trước. Điều này cho thấy khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng lên so với năm 2009. Bên cạnh đó, cũng vì doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế nên tài sản lưu động thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.
Hệ số nợ của công ty năm 2009 là 0.58 lần đã cho thấy năm 2010 trong tổng vốn kinh doanh của công ty thì có đến hơn một nửa là chiếm dụng bên ngoài (chủ yếu từ các khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động…). Sang đến năm 2010, hệ số nợ của công ty đã lên đến 0.65 lần, các khoản nợ phải trả đã tăng lên. Do đó, hệ số nợ của công ty năm 2010 đã tăng lên 0.07 lần (tương đương 12.07 %) so với năm 2009.
Tóm lại, trong thời gian qua công ty đã sử dụng một lượng vốn lớn từ việc chiếm dụng các khoản trả trước của đơn vị khác, từ thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, phải trả người lao động…Đây cũng là một trong những cách mà các chủ doanh nghiệp hay dùng để gia tăng lợi nhuận nhưng việc công ty chiếm dụng các khoản trả trước của khách hàng và đặc biệt là các khoản phải nộp cho Nhà nước chỉ là giải pháp
chỉ nên dùng tạm thời, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với Nhà nước và với các đối tác.