- Trong đó: Chi phí lã
a. Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Để thấy rõ hơn sự gia tăng đáng kể vốn kinh doanh qua các năm của công ty chủ yếu được tài trợ từ nguồn nào và việc gia tăng đó có thật sự hiệu quả không ta đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2009-2010
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số tiền TT Số tiền TT +/- % Nợ phải trả 5,614,054,298 58.28 8,873,554,759 65,03 +3,259,500,461 +58.06 - Nợ ngắn hạn 4,596,609,712 81.87 6,356,110,173 71.63 +1,759,500,461 +38.27 - Nợ dài hạn 1,017,444,586 18.13 2,517,444,586 28.37 +1,500,000,000 +147.4 VCSH 4,018,413,955 41.72 4,770,558,760 34.97 +752,144,805 +18.72 Tổng NV 9,632,468,253 100 13,644,113,519 100 +4,011,645,266 +41.65 (Nguồn: BCĐKT năm 2009, 2010)
Đồ thị 2.1 Kết cấu nguồn vốn của công ty Kết cấu nguồn vốn của Công ty năm
2009
Nợ phải trả VCSH
Kết cấu nguồn vốn của Công ty năm 2010
Nợ phải trả VCSH
Qua bảng 2.3 và đồ thị trên cho thấy, nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. Cơ cấu nguồn vốn cũng biến động theo tình hình sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Cụ thể là:
Năm 2009, tổng nguồn vốn của công ty là 9,632,468,253 đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 41.72 %, trong khi đó nợ phải trả chiếm 58.28 % mà chủ yếu là những khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong khoản nợ phải trả ở mức 99.68 %. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang chịu một áp lực rất lớn trong thanh toán nợ ngắn hạn.
Bước sang năm 2010, nguồn vốn của công ty là 13,644,113,519 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 41.65 % so với năm 2009. Cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi nhưng tỷ suất nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ phải trả tăng, chiếm 65.03 %, cao hơn năm 2009 là 6.75 %.
Năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng lên đạt mức 4,770,558,760 đồng (tăng 18.72 %) so với tổng nguồn vốn, mức tăng này hơi nhỏ so với mức tăng của nguồn vốn. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 34.97 % , so với năm 2009 là 41.72 %.