Kiểm soát khoản phải thu và có biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần ắc quy tia sáng hải phòng (Trang 58 - 60)

- Vốn bằng tiền

3.2.1.Kiểm soát khoản phải thu và có biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ

Cơ sở thực hiện biện pháp

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thƣờng tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán nhƣ: các khoản phải thu, phải trả.

Số dƣ trong khoản phải thu càng cao thì DN càng bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Do đó sẽ gây bất lợi đến hoạt động tài chính của DN. Việc đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm thu hồi nợ sẽ giúp cho DN có thêm nguồn vốn đầu tƣ vào các hoạt động khác.

Bảng 2.5 : Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty

(Đvt : đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 Chênh lệch

Số tiền (đ) Số tiền (đ) Số tiền (đ) (%) Các khoản phải thu 34,510,499,366 39,444,352,395 4,933,853,030 14.30

1. Phải thu khách hàng 30,794,619,395 39,160,137,993 8,365,518,600 27.17 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 3,557,044,901 160,687,861 (3,396,357,040) (95.48) 3. Các khoản phải thu khác 158,835,070 123,526,541 (35,308,529) (22.23)

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Công ty)

Tình trạng thực tế của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng Hải Phòng là: khoản phải thu ngày một gia tăng và ở mức cao. Năm 2010 khoản phải thu của công ty tăng 14.3% đạt mức 39,444,352,395 đồng, chiếm tỷ trọng lớn (21.85%) trong tổng giá trị TSLĐ. Nhƣ vậy, VLĐ của công ty bị chiếm dụng khá lớn trong khi đó công ty đang bị thiếu vốn để đầu tƣ. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để công ty vừa tăng đƣợc doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng.

Mục tiêu của giải pháp:

- Giảm đƣợc nhu cầu VLĐ thƣờng xuyên. - Giảm vay vốn ngắn hạn.

- Tăng khả năng thanh toán, lành mạnh hóa tình hình tài chính. - Tránh đƣợc rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán.  Nội dung biện pháp

- Công ty tiến hành theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết. - Trƣớc khi quyết định bán chịu hay không Công ty nên phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng đƣợc đề nghị. Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ đƣợc khách hàng thanh toán đúng

thời hạn hay không. Để làm đƣợc điều này công ty phải xây dựng đƣợc một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng nhƣ: Phẩm chất, tƣ cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.

- Khi Công ty đã có những chính sách khuyến khích khách hàng trả tiền hàng sớm mà kết quả vẫn chƣa tốt thì Công ty cần giao trách nhiệm cho các đơn vị đi đòi nợ, bên cạnh đó cũng phải có biện pháp khuyến khích đối với khách hàng nhƣ chiết khấu cho những khách hàng thanh toán ngay, trích thêm phần trăm cho bộ phận bán hàng, cán bộ đi đòi nợ.

Đối với những khách hàng có hiện tƣợng chần chừ trong thanh toán, Công ty phải dứt khoát thu hồi hết tiền rồi mới cấp hàng tiếp. Khi cấp tín dụng thƣơng mại Công ty cần kiểm tra, xác minh, xem xét về uy tín cũng nhƣ khả năng thanh toán của khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế với những điều khoản chặt chẽ.

- Mặt khác Công ty cũng phải cố gắng chiếm dụng tốt vốn của khách hàng nhƣng phải dựa trên cơ sở là không để mất uy tín và khả năng thanh toán của Công ty, vì hoạt động kinh doanh ngày nay thì thƣơng hiệu và uy tín là những yếu tố rất quan trọng.

Bảng 2.16: Đánh giá kết quả thực hiện biện pháp STT Chỉ tiêu ĐVT Trước khi thực

hiện

Sau khi thực hiện

Chênh lệch Số tiền %

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần ắc quy tia sáng hải phòng (Trang 58 - 60)