Việt Nam đang tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trƣớc hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nông
nghiệp vốn đƣợc coi là mặt trận hàng đầu và kinh tế hộ đƣợc quan tâm chú trọng. Trong thời kỳ quá độ lên XHCN, chúng ta thừa nhận sự cùng tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tƣ nhân. Chính vì vậy, phát triển kinh tế hộ là chiến lƣợc lâu dài và tín dụng đối với kinh tế hộ phải đƣợc phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng theo hƣớng đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu vốn của nông dân. Chi nhánh đã có những định hƣớng để nâng cao hiệu quả chi vay đối với hộ sản xuất:
- Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng, Ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tƣ, dự án đầu tƣ, đối tƣợng đầu tƣ ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Tích cực huy động vốn tại chỗ nhằm chủ động nguồn vốn đáp ứng, kịp thời nhu cầu vốn hợp lý để phát triển sản xuất, làm cơ sở cho việc tăng trƣởng tín dụng một cách vững chắc.
- Ƣu tiên cho vay trồng trọt, chăn nuôi theo hƣớng sản phẩm hóa, vúng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo hƣớng tập trung.
- Ƣu tiên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sinh thái, nuôi trồng đặc sản.
- Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh trang trại, kinh tế hợp tác. Trên cơ sở pháp lý đảm bảo phát huy đƣợc nguồn lực tại chỗ, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới nhằm thực hiện chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp.
- Giảm thấp nợ quá hạn và nợ có vấn đề theo phƣơng châm “An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn”.