Các kiến thức về chẩn ñ oán

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập giám định virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc bệnh (Trang 27 - 31)

2.1.5.1. Chn đốn qua các du hiu lâm sàng

Theo ghi nhận của nhiều nghiên cứu về các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc Hội chứng rối loạn sinh sản và hơ hấp cho thấy, lợn bệnh thường cĩ các triệu chứng đầu tiên là sốt cao, bỏăn, mẩn đỏở da, thở khĩ, phân thường táo bĩn hoặc ỉa chảy và một số triệu chứng khác tuỳ thuộc vào bệnh kế phát và từng loại lứa tuổi của lợn:

*) Lợn nái:

Các triệu chứng chủ yếu là tím tái âm hộ, sảy thai, thai chết lưu, thai gỗ hàng loạt, đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ thai chết tăng lên theo độ tuổi của thai: Thai dưới 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết 20%, thai trên 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết là 93,75% (Phạm Ngọc Thạch và cs, 2007) [15].

Lợn nái trong giai đoạn nuơi con thường lười uống nước, viêm vú, mất sữa, viêm tử cung và âm đạo, mí mắt sưng, cĩ thể thấy phân táo bĩn hoặc ỉa chảy, bị viêm phổi.

*) Lợn đực giống:

Triệu chứng chủ yếu là viêm dịch hồn, bìu dái thấy nĩng đỏ, (chiếm 95%), dịch hồn cĩ biểu hiện sưng đau, lệch vị trí (85%), giảm tính hưng phấn trong hoạt động giao phối (Lê Văn Năm, 2007) [13].

Trường ðại hc Nơng nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nơng nghip………

xxviii

Lợn đực giống giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch thường ít, chất lượng tinh dịch kém, thể hiện: nồng độ tinh trùng (C) thường dưới 8x107; hoạt lực của tinh trùng (A) dưới 0,6; sức kháng của tinh trùng (R) dưới 3000; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) tăng trên 10%; tỷ lệ sống của tinh trùng giảm xuống cịn dưới 70% và độ nhiễm khuẩn tăng cao trên 2x104. Lợn đực giống rất lâu mới hồi phục được khả năng sinh sản. (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [16].

*) Lợn con theo mẹ:

Thể trạng gầy yếu, triệu chứng phát ra đột ngột, đường huyết hạ thấp do khơng bú mẹ, mí mắt sưng, cĩ dử màu nâu, trên da xuất hiện những đám phồng rộp. (Phạm Ngọc Thạch và cs, 2007) [15].

Lợn con thường tiêu chảy hàng loạt và rất nặng, phân dính đầy xung quanh hậu mơn. ðây là triệu chứng đặc trưng của PRRS ở lợn con chưa cai sữa, biểu hiện này khơng phổ biến ở lợn lớn. Phát ban đỏ là biểu hiện phổ biến thứ hai và xảy ra ngay sau khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Chảy nước mắt, mắt cĩ dử và mí mắt sưng húp là biểu hiện phổ biến thứ 3, kết hợp với các dấu hiệu lạc giọng, khản tiếng, thở khĩ, thở thể bụng, chảy nước mũi, khớp đau, sưng to nên chân thường chỗi ra, đi lại khĩ khăn, tỷ lệ tử vong cao (Archie Hunter, 1996) [23]; (Lê Văn Năm, 2007) [13].

*) Ở lợn con sau cai sữa và lợn thịt:

Ở lợn thịt, các dấu hiệu triệu chứng tập trung chủ yếu ởđường hơ hấp. Lợn bị viêm phổi nặng, ho nhiều, thở rất khĩ khăn, thở dốc, thở thể bụng, cĩ con ngồi thở như chĩ ngồi, cĩ con tựa vào tường để lấy sức thở, hắt hơi, chảy nước mắt. Do phổi bị viêm nặng nên hiện tượng da xanh (đặc biệt là tai xuất hiện sớm), điển hình và chiếm tỷ lệ lớn ở loại lợn này.

Ở lợn con sau cai sữa, mí mắt thường sưng húp, cĩ màu đỏ thâm, làm cho mắt lõm sâu tạo nên một quầng thâm xung quanh mắt nên nhìn lợn giống nhưđược “đeo kính râm”. Tỷ lệ táo bĩn ở lợn loại này rất cao nhưng tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn lợn con theo mẹ (Lê Văn Năm, 2007) [13].

2.1.5.2. Chn đốn da vào bnh tích

Nghiên cứu bệnh tích là một trong những khâu quan trọng để xác định các tổn thương do bệnh nguyên gây ra. Kết quả nghiên cứu về bệnh tích đại thể và bệnh tích vi thể

Trường ðại hc Nơng nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nơng nghip……… xxix

ở các nhĩm lợn bệnh của nhiều tác giả cho thấy:

*) Lợn nái chửa: ðặc biệt là lợn nái chửa kỳ hai thường bị đẻ non hoặc đẻ chậm. Trường hợp đẻ non (sảy thai) thì thấy nhiều thai chết, trên cơ thể thai chết lưu thường cĩ nhiều đám thối rữa. Trường hợp đẻ muộn thì số thai chết lưu ít hơn nhiều so với đẻ non. Song số lợn con sinh ra rất yếu, nhiều con chết trong lúc đẻ do thời gian đẻ kéo dài. Mổ khám thấy bệnh tích tập trung ở phổi, phổi bị phù nề, viêm hoại tử và tích nước, cắt miếng phổi bỏ vào bát nước thấy phổi chìm.

*) Lợn nái nuơi con, lợn choai và lợn vỗ béo: Bệnh tích tập trung ở phổi. Các ổ viêm thường gặp ở thuỳ đỉnh, song cũng thấy ở các thuỳ khác nhưng hầu như các ổ viêm áp xe đĩ khơng xuất hiện đối xứng. Các ổ viêm, áp xe thường cĩ màu xám đỏ, rắn, chắc. Khi cắt đơi đám phổi cĩ biểu hiện bệnh tích thấy cĩ mủ chảy ra, mơ phổi cũng lồi ra và cĩ màu đỏ xám loang lổ như tuyến ức biểu hiện màu giống nhưđá granit. Trong một thuỳ phổi cĩ nhiều đám biến đổi như mơ tả. Cắt miếng phổi biến đổi bệnh tích bỏ vào nước thấy miếng phổi chìm, chứng tỏ phổi đã bị phù nề tích nước nặng. Những lợn bị táo bĩn thì ruột chứa nhiều cục phân rắn chắc, niêm mạc ruột bị viêm nhưng ở những lợn bị tiêu chảy thì thành ruột mỏng, trên bề mặt cĩ phủ một lớp màu nâu.

*) Lợn con theo mẹ: Xác gầy, da trùng, ruột chứa nhiều nước, đơi khi thấy cĩ một số cục sữa vĩn khơng tiêu, thành ruột mỏng, loét van hồi manh tràng. Hạch màng treo ruột xuất huyết, gan sưng và tụ huyết. Thận xuất huyết lấm chấm hình đầu đinh ghim, não sung huyết, hạch vùng hầu, vùng họng và hạch amidan sưng, sung huyết (Phạm Sỹ Lăng, Phan ðăng Kỳ, 2007) [7].

Khi quan sát bệnh tích vi thểở phổi, nhiều tác giả kết luận. Thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào, một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (pneumocyte) làm cho phế nang bị nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [16].

Nghiên cứu phương pháp chẩn đốn Hội chứng rối loạn sinh sản và hơ hấp ở lợn nhiều tác giả cho rằng PRRS cĩ thể chẩn đốn được bằng hai phương pháp cơ bản đĩ là chẩn đốn lâm sàng và chẩn đốn trong phịng thí nghiệm (đặc

Trường ðại hc Nơng nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nơng nghip……… xxx

biệt là chẩn đốn huyết thanh học). Tuy nhiên, trên thực tếđể đảm bảo độ chính xác cao, việc phối hợp cả hai phương pháp là cần thiết.

Về chẩn đốn lâm sàng thường dựa vào hai nhĩm triệu chứng đĩ là các triệu chứng về rối loạn hơ hấp và rối loạn sinh sản.

- Ở lợn nái tăng đột biến tỷ lệ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, tỷ lệ lợn con sơ sinh chết cao, ... các hiện tượng này xảy ra trong khoảng từ 8 - 20% tổng số lợn nái của cơ sở chăn nuơi; - Ở các nhĩm lợn khác cĩ hiện tượng đồng loạt bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao 40 - 410C, khĩ thở, ban đỏở da, táo bĩn hoặc ỉa chảy, tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt ở một số con lợn bệnh chĩp tai bịứ huyết cĩ màu xanh tím.

Khi thấy lợn cĩ các triệu chứng nêu trên, bước đầu cĩ thể nghi ngờ là Hội chứng rối loạn sinh sản và hơ hấp. Tuy nhiên, đểđảm bảo độ chính xác cần phải lấy mẫu bệnh phẩm (máu lợn bệnh cịn sống hoặc các tổ chức bệnh phẩm như phổi, hạch, lách, ... của lợn chết hoặc ốm sắp chết) để làm các xét nghiệm chẩn đốn trong phịng thí nghiệm.

- Dựa vào phương pháp miễn dịch đánh dấu bằng enzyme (ELISA) hoặc phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT) theo quy trình của OIE.

- Phương pháp nhân gen PCR để phát hiện virus hoặc phương pháp phân lập virus gây bệnh trên các mơi trường phơi gà hoặc các mơi trường tế bào đặc biệt.

Các phương pháp này cho độ chính xác cao (từ 92 - 95%) trong chẩn đốn xác định Hội chứng rối loạn sinh sản và hơ hấp ở lợn (Bùi Quang Anh và cs, 2008) [2].

2.1.5.3. Phương pháp huyết thanh hc

Cĩ thể phát hiện kháng thể trong huyết thanh của lợn, dịch của cơ thể, từ thai chết lưu bằng nhiều phương pháp, nhưng hiện nay thường sử dụng bốn phương pháp sau (William T., Christianson và Han Soo Joo, 2001) [25]:

+ IPMA (Immunoperoxidase monolayer assay) - Phương pháp miễn dịch cĩ gắn enzyme trên thảm tế bào một lớp. ðây là phương pháp sử dụng một thảm tế bào đã gây nhiễm virus chuẩn để phát hiện kháng thể. Nếu huyết thanh cĩ kháng thể thì cĩ sự kết hợp của kháng nguyên, kháng thể và kháng kháng thể cĩ kết hợp khi cho cơ chất vào sẽ xuất hiện màu đậm, đĩ là phản ứng dương tính. Phản ứng âm tính nếu thảm tế bào cĩ màu hồng nhạt.

Trường ðại hc Nơng nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nơng nghip……… xxxi

+ Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp. Cơ chế giống phản ứng ELISA hay IPMA, nhưng khác là kháng kháng thể cĩ gắn chất phát quang, khi soi dưới kính hiển vi huỳnh quang cĩ hiện tượng phát màu.

+ Phản ứng trung hồ huyết thanh SN (Serum Neutrolization)

+ Phản ứng ELISA (Enzyme linked immunosortbent assay) trực tiếp và gián tiếp, nhưng người ta thường sử dụng phản ứng ELISA gián tiếp. Thực chất giống phương pháp IPMA, đĩ là sự kết hợp của kháng nguyên, kháng thể, kháng kháng thể cĩ gắn enzyme nên khi cho cơ chất vào cĩ hiện tượng phát màu.

Phản ứng IPMA là phản ứng được dùng đầu tiên để phát hiện kháng thể PRRS và hiện nay vẫn đang được sử dụng nhiều ở Châu Âu. IPMA cĩ thểđược làm trên thảm tế bào PAM, CL2621 hoặc MA104, MARC145.

Phản ứng ELISA được sử dụng nhiều ở Mỹ, đây là phản ứng sử dụng kháng nguyên gắn vào đĩa mà virus chuẩn được gây nhiễm trên tế bào PAM.

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập giám định virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc bệnh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)