Đường tim dầm để thi công lắp đặt trên

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐÀO TẠO TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG KẾT CẤU BTCT (Trang 43 - 44)

kết cấu nhịp là 15mm. nt nt

b/ Việc nâng và hạ kết cấu nhịp.

Việc nâng và hạ kết cấu nhịp bằng hệ thống kích, bằng các loại máy nâng đẩy hoặc hạ bằng các hộp cát, được áp dụng trong điều kiện không thể dùng cần cẩu một cách thuận lợi được. Khi nâng kết cấu nhịp phải bảo đảm tư thế luôn ổn định và tải trọng phân bố trên mỗi máy nâng luôn đồng đều trên điểm tựa. Khi nâng (hạ) kết cấu nhịp bằng hệ thống kích phải kiểm tra độ ổn định của kết cấu trong trường hợp chịu tác động đồng thời của tải trọng ngang do lực gió và sự gia tăng tương hỗ của điểm tựa,

độ gia tăng này được tính bằng 0,01 trị số khoảng cách giữa điểm tựa. Đối với các điểm tựa nhịp dầm BTCT, phải giữ gìn sao cho phần bê-tông trên mặt trụ đỡ khỏi bị hư hỏng.

Quá trình nâng (hạ) kết cấu nhịp trên hệ thống kích thuỷ lực, cho phép: - Độ nghiêng lệch của kích không vượt quá 0,005 trị số chiều rộng

bệ kê;

- Hành trình tự do của pit-tông (không đặt nấc hãm) không quá 15mm;

- Nâng (hạ) kết cấu nhịp đồng thời không quá 2 điểm gần liền nhau;

- Độ chênh cao ở các gối tựa nâng (hạ) kết cấu nhịp theo hướng dọc và hướng ngang không lớn hơn 0,005 trị số khoảng cách các gối tựa đó khi dùng kích nâng và không lớn hơn 0,001- khi dùng pa-lăng xích.

Khi phải hạ kết cấu nhịp từ độ cao lớn hơn hoặc bằng 2m, nếu không thể áp dụng hệ thống cần cẩu được thì nên dùng các hộp cát hình trụ tròn. Trong trường hợp đó, phải dùng các giải pháp bảo đảm tính ổn định của hộp cát khi xảy ra tải trọng gió ngang cũng như khi dầm bị nghiêng lệch.

6.5.12.3. Công tác giám sát thi công lao ngang kết cấu BTCT

Ngoài những vấn đề giống như khi lao dọc , đối với công tác lao ngang cần chú ý thêm các vấn đề sau ;

- kiểm tra hệ thống đường trượt ngang, con lăn,xe rùa, kích đẩy trượt ngang, khả năng tháo dỡ từng phần của các trang bị này để phù hợp với tiến độ hạ từng dầm xuống gối

Những yêu cầu kỹ thuật khi lao kéo dọc và sàng ngang các nhịp cầu BTCT khối lượng công việc và các phương pháp kiểm tra giám sát thi công, được tóm tắt theo bảng sau

Tóm tắt yêu cầu kiểm tra kết quả lao dọc và sàng ngang dầm

Yêu cầu kỹ thuật Đối t-ợng kiểm tra Ph-ơng pháp kiểm tra

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐÀO TẠO TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG KẾT CẤU BTCT (Trang 43 - 44)