II. NỘI DUNG TÁC PHẨM 1 Tóm tắt :
1. Trình tự tiến hành bài viết: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
- Thể hiện cách hiểu về vấn đề bàn luận: Giải thích các khái niệm trong đề bài.
- Minh chứng điều vừa giải thích bằng thực tế hoặc trong sách vở (hãy luôn nghĩ đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở kiểu bài này).
- Thể hiện suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận. - Gửi thông điệp đến người đọc.
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống" (Lép Tôn- xtôi).
1. Mở bài:
- Điều quan trọng nhất trong cuộc sống con người: có mục đích, khát vọng hướng tới những giá trị tinh thần cao đẹp, hướng tới lí tưởng và kiên trì thực hịên lí tưởng.
- Khẳng định tính xác đáng của nhận định, giới thiệu ngắn gọn về nhà văn- kiên trì cốnghiến cho lí tưởng.
2. Thân bài:
- Lí tưởng là gì? những tư tưởng, những giá trị tinh thần cao đẹp mang tính tích cực, tiến bộ, định hướng cho cuộc sống, nâng cao vẻ đẹp con người, soi sáng đời sống tinh thần và hành đọng con người, khác với tham vọng, dục vọng.
- Lí tưởng chung: về công bằng , dân chủ, nhân văn, yêu nước...tạo lập đời sống tươi sáng hơn.
- Lí tưởng riêng: khát vọng tốt đẹp phù hợp với giá trị tinh thần cảu nhân loại: tri thức, cuộc sống hài hòa...
- Cuộc sống thiếu lí tưởng: sống vị kỉ, dễ buông thả, vô nghĩa... - Lí tưởng bản thân và định hướng thực hiện lí tưởng:
+ Anh (chị) có lí tưởng gì?
+ Tại sao anh ( chị ) xác định cho mình lí tưởng đó? + Hành động cụ thể để thực hiện lí tưởng.
3. Kết bài:
- Lí tưởng không chỉ là tư tưởng, mơ ước, khát vọng mà còn là hành động để thực hiện mơ ước, khát vọng ấy.
- Khát vọng đạt đến lí tưởng là hướng tới sự tự hoàn thiện.
Đề 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì qua thông điệp "Tri thức là sức mạnh" (Phơ- răng – xit Bê-cơn)
1. Mở bài:
- Vai trò của tri thức đối với đời sống con người: con người là sinh vật duy nhất biết tích lũy tri thức, sáng tạo tri thức; tri thức giúp con người làm chủ cuộc sống...
- Dẫn chính xác nhận định 2. Thân bài:
+ Nghĩa rộng: vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người + Nghĩa hẹp; kiến thức tích lũy được của mỗi con người.
- Tri thức là sức mạnh trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, mọi phạm vi của xã hội.
+ Khoa học, quân sự, kinh tế, đời sống cá nhân...
+ Thiếu hụt tri thứcc gây nên khó khăn , trở ngại cho cuộc sống. - Trải nghiệm cá nhân:
3. Kết bài:
- Không có tri thức không thể hội nhập vào dòng chảy mạnh mẽ của đời sống. - Mỗi con người cần học tập, trau dồi tri thức không ngừng.
Đề 3: "Tôn sư trọng đạo" truyền thống trong nhà trường và xã hội. 1. Mở bài;
- Dẫn nhập bằng tiền đề: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"; “Không thầy đố mày làm nên". - Nêu ấn tượng, trải nghiệm cá nhân sâu sắc liên quan đến nhận định.
2. Thân bài:
- Nguồn gốc của truyền thống "Tôn sư trọng đạo": quan niệm Nho giáo về sự học và vai trò của người thầy.
- Văn hóa Việt: nét đẹp mang tính nhân văn trong ứng xử: thái độ yêu kính thầy, coi trọng tri thức, ham học hỏi...
- Giá trị của truyền thống "tôn sư trọng đạo" là nguồn mạch để kiến tạo nền học vấn của các thế hệ con người Việt Nam.
- Hạn chế: trò còn lệ thuộc vào thầy, chưa chủ động nên học tập còn máy móc, thiếu sáng tạo.
- Hiện tượng vi phạm truyền thống: coi thường tri thức toàn diện, chạy theo thành tích. - Biểu hiện tích cực, tốt đẹp: gần gũi, chan hòa của quan hệ thầy trò, tinh thần học tập tích cực.
- Trải nghiệm, suy nghĩ bản thân. 3. Kết bài:
Truyền thống "Tôn sư trọng đạo” trong nhà trường và xã hội có những biến đổi nhưng vẫn giữ giá trị cao đẹp.
Đề 4: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" . Suy nghĩ của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng.
1. Mở bài;
- Nêu một kỉ niệm sâu sắc với việc học tập của bản thân. - Việc học tập đem lại cuộc sống thực sự có giá trị, ý nghĩa 2. Thân bài:
- Ý nghĩa của mục đích học tập:
+ Ý nghĩa cụ thể của từng mục đích học tập. + Mối quan hệ giữa các mục đích.
- Giá trị việc học tập những mục đích tốt đẹp. - Tấm gương nỗ lực học tập với mục đích tốt đẹp.
- Không có mục đích học tập đúng đắn con người mắc sai lầm gì? - Trải nghiệm bản thân;
+ Xác định mục đích học tập như thế nào?
+ Làm gì để thực hiện mục đích học tập của mình? 3. Kết bài.
- Luận cứ mang tính gợi mở: Học! Học nữa! Học mãi. - Nêu tư tưởng ở cuối bài để chốt ý.