II. NỘI DUNG TÁC PHẨM 1 Tóm tắt tác phẩm:
a. Nhân vật Mị.
- Trước khi trở thành con dâu gạt nợ trong gia đình thống lí Pá Tra: Mị có đủ phẩm
chất để được hạnh phúc: Người con gái H’mông (Mèo) đẹp người, đẹp nết, làm nương giỏi, thổi sáo hay, có hiếu, luôn khao khát cuộc sống hạnh phúc trong tự do, nhưng lại xuất thân trong một gia đình nghèo truyền kiếp.
- Khi bị bắt làm dâu để gạt nợ: Mấy tháng dòng đêm nào Mị cũng khóc, rồi Mị về từ
biệt cha để tự tử, nhưng dòng nước mắt của người cha thương con mà bất lực đã ngăn cản Mị. Mị hiểu các éo le của hoàn cảnh và ném nắm lá ngón xuống đất quay lại nhà thống lí Pá Tra chấp nhận cuộc sống trâu ngựa nơi đây. Khát vọng sống trỗi dậy và càng đẩy Mị lún sâu vào bi kịch của cuộc sống.
- Ở nhà thống lí Pá Tra: Mị sống như thân trâu, thân ngựa, chỉ biết công việc. Mị lầm
lũi như con rùa nơi xó cửa, không nghĩ ngợi, không buồn vui, không biết đến ngày tháng, không nghĩ đến cái chết ngay cả khi bố đã mất. Hình ảnh ô cửa sổ buồng Mị gợi một kiểu nhà tù đặc biệt và khái quát toàn bộ bi kịch của Mị. Ở đây, Mị bị bóc lột đến cạn kiệt sức lao động, bị cướp mất tuổi xuân, bị thui chột cả tâm hồn.
- Khi mùa xuân đến: Mùa xuân làm thay đổi cảnh sắc và đất trời, tác động vào lòng Mị.
Những tiếng sáo gọi bạn tình ngoài bìa rừng dội vào tâm tưởng, đánh thức tiếng sáo trong tâm tưởng, quá khứ trỗi dậy, Mị nhận thức về bản thân, Mị thấy mình còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi và Mị chuẩn bị để đi chơi. A Sử đã trói Mị vào cột nhà, song tâm hồn Mị vẫn nương theo tiếng sáo, đến khi vùng bước đi Mị mới biết mình bị trói và âm thầm trong dây trói với ý nghĩ xót xa: Mình không bằng con trâu con ngựa nơi đây. Từ đó, Mị bị đẩy xuống tình trạng u mê như của Chí Phèo.
- Cắt dây cởi trói cho A Phủ: Ban đầu, nhìn A Phủ bị trói Mị không mảy may cảm động,
khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị động lòng, suy nghĩ, ý thức về kẻ thù và thân phận. Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy khỏi Hồng Ngài.