1. Tóm tắt:
Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Trưởng phòng yêu cầu tôi - Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi “săn ảnh” để chuẩn bị làm tập lịch của năm sau theo chủ đề thuyền và biển. Trong thời gian sống ở một vùng biển vắng ở một tỉnh miền Trung, Phùng đã chụp được bức ảnh “Chiếc
thuyền ngoài xa” đẹp toàn bích. Cũng trong thời gian đó, Phùng tình cờ được chứng kiến một
sự thật nghiệt ngã trong một gia đình ngư dân (người chồng đánh vợ theo thói quen, sự cam
chịu của người vợ, phản ứng của những đứa con). Tình cờ Phùng lại có mặt trong buổi gặp gỡ
của Chánh án toà án huyện về việc đánh vợ của người chồng vũ phu. Trái với sự mong đợi của mọi người, người vợ không chấp nhận lời yêu cầu của toà án về việc li hôn. Qua đối thoại, Chánh án Đẩu và Phùng đã hiểu được tâm tư, hoàn cảnh của người phụ nữ bất hạnh và cam chịu nhưng giàu lòng yêu thương.
Kết quả của chuyến đi là Phùng đã có tấm ảnh nghệ thuật và treo ở nhiều nhà sành nghệ thuật sau này. Nhưng từ sau chuyến đi đó, mỗi lần ngắm bức ảnh chụp “chiếc thuyền ngoài xa” là người nghệ sĩ lại nhìn thấy hình ảnh người đàn bà vùng biển lam lũ và cam chịu bước ra và hoà vào đám đông.
2. Hệ thống nhân vật:
a. Nhân vật người chồng - kẻ vũ phu:
- Ngoại hình: To lớn, lưng cong như một con thuyền, chân đi hình chữ bát, bước chắc
- Tính cách và số phận: Vỗn dĩ là một thanh niên cục mịch, hiền lành. Nhưng từ khi có gia đình, cuộc sống mưu sinh trên biển vất vả khiến lão thay đổi. Lão thường xuyên đánh vợ. Người đàn ông ấy là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ: đã trở thành kẻ độc ác, hành hạ đánh đập thô bạo vợ con mình, lão lầm lì đánh vợ như một thói quen, để giải toả tâm lí và nỗi khổ đời thường. Nhân vật người chồng đã trở thành điển hình cho bạo lực gia đình, cần phê phán.
b. Nhân vật người đàn bà hàng chài - Vẻ đẹp bên trong một ngoại hình xấu xí, lam lũ. lam lũ.
- Tên gọi: Không được đặt tên để nhấn mạnh khía cạnh bình thường của con người
này.
- Ngoại hình: Mặt rỗ, tái ngắt, mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tấm lưng áo
bạc phếch, nửa thân dưới ướt sũng,…. Hé lộ một cuộc đời lam lũ, vất vả.
- Số phận: Ngay từ nhỏ đã gặp bất hạnh, trận đậu mùa khiến mặt rỗ và không có người con trai nào để ý; rồi có mang với người con trai hàng chài thường đến nhà mua bả đan lưới. Khi có gia đình thì cuộc sống nghèo khổ, thuyền chật, đông con, bị chồng thường xuyên đánh đập (ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).
- Phẩm chất và tính cách: Đó là người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục (không phản ứng khi bị chống đánh); Người có tình yêu thương vô bờ đối với các con (gửi thằng Phác lê bờ để tránh đối đầu với bố, hạnh phúc khi thấy vợ chồng con cái xum vầy, được ăn no); con người giàu đức hi sinh và lòng vị tha (có suy nghĩ mình sống là vì các con, không hề oán hận chồng, ngược lại, còn nhận lỗi về mình); là người đàn bà thất học nhưng thấu hiểu lẽ đời (ý thức được bổn phận người phụ nữ và nhìn cuộc sống, con người sâu sắc hơn Đẩu, Phùng).
=> Đằng sau vẻ cam chịu của người đàn bà ấy là một vẻ đẹp đời thường, một bản năng sinh tồn mãnh liệt và tấm lòng hi sinh mê muội đáng thương. Trong sự cam chịu của người vợ ẩn chứa một nỗi đau dày vò vừa nhục nhã, vừa tủi phận, vừa căm phẫn, vừa yêu thương. Chị hiểu rằng người chồng đánh mình cũng vì nghèo khổ, lạc hậu, con cái nheo nhóc, không gian sống tù đọng… Trước toà, chị cố tình bênh vực cho chồng. Cái lí lẽ người đàn bà đưa ra khó chấp nhận ngay, nhưng từ logic bên trong của nó oái oăm sao lại hợp lí: chấp nhận đòn roi thô bạo là một nghịch lí, nhưng việc buộc chị li hôn lại là nghịch lí hơn.
=> Qua người vợ, ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những khao khát hạnh phúc bình dị của người dân lao động. Đó là niềm khát khao có được cuộc sống no đủ, bình yên.
c. Nhân vật Phùng - nhân vật người kể truyện: