Trong bài thực hành này, bạn cần hoàn tất các nội dung sau:
1. Tạo một đối tượng quả bóng bằng công cụ Oval. Sau đó, h~y chuyển đổi nó thành biểu tượng MovieClip. C{i đặt tên thể hiện cho nó là QuaBong. Hãy xóa quả bóng này trên Stage. Mở khung soạn thảo ActionScript, bây giờ bạn hãy viết ActionScript để tạo chuyển động 3D cho quả bóng, thay đổi thuộc tính alpha khi nó chuyển động. Sự thay đổi thuộc tính alpha này qui định theo thời gian (thay đổi từ 80% đến 100%).
2. Tạo mới một Scene. Trên Scene này, bạn hãy sử dụng hai bức ảnh. Hiệu chỉnh kích thước cho chúng bằng nhau. Kích thước của chúng không quá lớn, sao cho ta có thể đặt chúng trên Stage nhưng vẫn còn khoảng trống. Sử dụng đối tượng Tween để tạo hoạt hình cho hai bức ảnh này.
Để tạo hoạt hình nhờ vào Tween trong ActionScript, bạn có thể thao tác như hướng dẫn sau:
H~y đưa hai đối tượng ảnh n{y v{o trong thư viện, sau đó chuyển đổi chúng thành các biểu tượng MovieClip, v{ đặt tên cho chúng lần lượt là
Anh1 và Anh2. Bạn quan s|t m~ chương trình sau import fl.transitions.easing.*;
import fl.transitions.Tween; var OneTween:Tween; var TwoTween:Tween;
Ở đ}y, bạn sử dụng package fl.transition. Đối tượng Tween được đưa v{o để sử dụng. Các hiệu ứng động cũng được đưa v{o qua dòng lệnh thứ nhất. Tiếp theo, bạn hãy tạo chuyển động cho đối tượng nhờ v{o đối tượng Tween. Cách sử dụng Tween cũng tương tự như bạn tạo một Thread vậy. OneTween = new Tween(Anh1, "y", Bounce.easeOut, 50, 100, 3, true); OneTween.start();
TwoTween = new Tween(Anh2, "y", Bounce.easeOut, 250, 300, 3, true); TwoTween.start();
Đối tượng Tween có phương thức khởi tạo Tween(Object, String, Function, Number, Number, Number, Boolean). Object l{ đối tượng mà ta sẽ áp dụng hiệu ứng Tween; String là tên thuộc tính mà ta sẽ sử dụng – như “x”, “y”,…; Function l{ tên phương thức sẽ áp dụng – chi tiết hơn bạn có thể thử nghiệm với chức năng Add New Items to Script với gói fl.transition.easing; Number thứ nhất và Number thứ hai là hai biên chuyển động. Number thứ ba là số lần chuyển động (duration), tham số Boolean mặc định được sử dụng là true. Hãy kiểm tra xem thử nó hoạt động hoàn hảo hay không. Đ}y thực sự là cách tạo chuyển động rất hoàn hảo.
3. Tạo mới một dự án khác. Trong dự án này có ba file: file main.fla, file human.as, file student.as. File main.fla là khung trình diễn chính. Các file
còn lại được sử dụng như c|c lớp. File human.as là một lớp chứa hai thuộc tính là Name:String và Age:int và bốn phương thức chính là void SetName(String), String GetName(void), void SetAge(int) và int GetAge(void). Lớp student kế thừa lớp Human. Ngoài ra, nó còn có thêm thuộc tính ID:String v{ hai phương thức void SetID(String), String GetID(void). Quay trở lại với khung trình diễn chính, bạn hãy phát họa hình một con người. Sau đó, bạn hãy convert nó sang biểu tượng MovieClip. C{i đặt tên hiển thị cho nó là ConNguoi. Cuối cùng bạn hãy xóa nó ra khỏi stage. Trên khung trình diễn này, bạn hãy tạo một Button và ba textbox kèm theo ba label. Ba label có nội dung là: Tên, Tuổi, MãSV. Ba textbox còn lại tương ứng dùng để nhập nội dung theo ba trường này (Name, Age v{ ID). Khi người dùng nhập dữ liệu và nhấp nút Add, hình người sẽ hiển thị ra bên dưới. Đồng thời, bên cạnh nó là các thông tin về đối tượng này (Tên, Tuổi và MãSV).
4. Trong bài thực hành này, bạn hãy tạo một dự án gồm bốn file: main.fla, solutions.as, solution1.as và solution2.as. Trên stage của main có ba textbox v{ ba label tương ứng để nhập các số a, b và c. Một nút nhấn để giải phương trình, v{ một label nữa để hiển thị kết quả. File solutions.as là một interface chứa hai phương thức là DoSolution và ToString. Hai lớp solution1.as và solution2.as là hai lớp thực thi giao diện solutions.as này. Phương thức DoSolution của đối tượng trong solution1.as sẽ giải phương trình bậc 1, phương thức DoSolution của đối tượng trong solution2.as sẽ giải phương trình bậc hai. Phương thức ToString của cả hai đối tượng có nhiệm vụ in ra nghiệm cuối cùng. Đối tượng trong solution1.as chứa hai thuộc tính l{ a:Number v{ b:Number. Đối tượng trong solution2.as chứa ba thuộc tính là a:Number, b:Number và c:Number. Sau khi bạn hoàn tất yêu cầu này, hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về giao diện.
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5