Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Thue TNCN pps (Trang 31 - 33)

- Kiểm tra độ thích hợp mô hình và giá trị liên hệ lý thuyết.

2.3.3. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và nhân tố ảnh hưởng đã đặt ra.

Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 15.0 và phần mềm Amos 16.0

2.3.4. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập và nghiên cứu về sự cảm nhận có liên quan.

Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia. Phỏng vấn thử 50 người dân ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về thuế TNCN và những mong muốn của họ đối với nhà nước và cơ quan thuế trong việc thực hiện thuế TNCN.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối cùng, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 6).

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát.

• Kích thước mẫu dự tính: n = 236. Hiện nay theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế là là đủ lớn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa, kích thước mẫu còn tuỳ thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng. Mô hình khảo sát trong luận văn bao gồm 4 nhân tố độc lập với 31 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là 31x5 = 155 mẫu trở lên. Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n = 236 mẫu nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.

• Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert. Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy bảng câu hỏi đã được thiết kế từ 1 là “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn đồng ý”.

Bước 3: Gửi phiếu điều tra tới người dân.

250 phiếu điều tra được gửi tới trực tiếp từng người dân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Danh sách những người dân nhận phiếu điều tra được đảm bảo là những người đã và đang nộp thuế TNCN, dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp.

Bước 4: Theo dõi và thu nhận trực tiếp những người nhận được phiếu điều tra.

Cuộc điều tra được tiến hành dựa trên phỏng vấn trực tiếp, tức là điều tra viên đi hỏi trực tiếp các đối tượng nghiên cứu, để tìm hiểu xem đối tượng đó có thuộc những người đã và đang nộp thuế TNCN hay không. Nếu đối tượng đó thoả mãn yêu cầu thì sẽ được điều tra viên trực tiếp phát phiếu điều tra để trả lời và gửi lại trực tiếp cho điều tra viên ngay sau đó. Cuộc điều tra được tiến hành kéo dài cho đến hết 250 phiếu điều tra.

Đã có 240 phiếu được thu nhận (chủ yếu là các phiếu được phỏng vấn trực tiếp) với tỷ lệ phản hồi là 96%, trong đó có 4 phiếu bị loại bỏ do không hợp lệ. Do đó số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích là 236 phiếu.

Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS. • Nội dung dữ liệu

Dữ liệu bảng câu hỏi (phụ lục 2) được thiết kế với 31 thang đo đo lường các nhân tố đem đến cảm nhận của người dân bao gồm 5 phần chính như sau:

Phần 1: Các nhân tố tác động đến cảm nhận của người dân về thuế TNCN.

Phần 2: Mức độ cảm nhận của người dân. + Tổng thể về thuế TNCN

+ Mức độ cảm nhận chung của người dân

Phần 3: Thông tin cá nhân của người dân.

Phần 4: Một số thông tin về của người dân có liên quan thuế TNCN. + Thời gian nộp thuế TNCN

+ Số thuế THCN phải nộp

+ Loại thu nhập chịu thuế TNCN + Nơi nộp thuế TNCN

Phần 5: Ý kiến của người dân về thuế TNCN. • Mã hoá dữ liệu

Sau khi thu thập được số lượng mẫu thích hợp, dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng công cụ SPSS để phân tích dữ liệu với các thang đo được mã hoá như trong bảng sau:

Bảng 2-2 Mã hoá dữ liệu

STT

hoá Diễn giải

LUẬT THUẾ TNCN

Một phần của tài liệu Thue TNCN pps (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w