Các nhân tố ảnh hưởng tới cảm nhận của người dân về thuế TNCN

Một phần của tài liệu Thue TNCN pps (Trang 26 - 30)

- Kiểm tra độ thích hợp mô hình và giá trị liên hệ lý thuyết.

2.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cảm nhận của người dân về thuế TNCN

2.2.2.1. Tìm hiểu về cảm nhận

Cảm nhận là một khái niệm hết sức trừu tượng mà người ta khó có thể định nghĩa được. Đó có thể là một trạng thái, một cảm giác hay một nhận thức của con người về một cái gì đó mà người ta thấy được hoặc biết được. Nó cũng có thể là một sự đánh giá, nhận xét khách quan hay chủ quan về một vấn đề nào đó.

Tuỳ vào trạng thái, cảm giác hay đánh giá của mỗi người mà nó có thể là cảm nhận tốt hay cảm nhận xấu, cảm nhận đó để lại sâu sắc hay không.

Sự cảm nhận là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sự vật, một vấn đề hay một sự việc so với mong đợi của người đó. Theo đó, sự cảm nhận có ba cấp độ sau:

- Nếu nhận thức của người đó nhỏ hơn kỳ vọng thì người đó có cảm nhận không tốt về nó.

- Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì người đó cảm nhận tốt về nó.

- Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì người đó có cảm nhận rất tốt, có thể nói là rất rất thích thú với nó.

Do vậy, đôi khi người ta có cảm giác như lồng ghép sự cảm nhận với sự hài lòng hay sự thoả mãn. Nhưng dường như cảm nhận là một bước trước khi người ta có được sự hài lòng hay thoả mãn.

2.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cảm nhận của người dân về thuếTNCN TNCN

Qua việc nghiên cứu các tài liệu về thuế TNCN, thực tế áp dụng thuế TNCN hiện nay trên cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đặc biệt là tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại phòng quản ý thuế TNCN của Cục thuế Đà nẵng và giáo viên hướng dẫn đề tài này thì ban đầu đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận của người dân về thuế TNCN là:

Luật thuế TNCN

Nhà nước ban hành luật thuế TNCN là điều cần thiết để thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính. Luật thuế TNCN sẽ góp phần thực hiện công bằng xã hội, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thu nhập và điều tiết, phân phối lại thu nhập, thu hẹp hợp lý sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Đồng thời Luật thuế TNCN sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế

Do vậy, việc ban hành Luật thuế TNCN là để hoàn thiện một bước hệ thống chính sách thuế của nước ta, góp phần khuyến khích cá nhân tích cực lao động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng và phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.

Giả thuyết H1: Thành phần Luật thuế TNCN được người dân đánh giá càng cao thì sự cảm nhận của người dân về thuế TNCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần Luật thuế TNCN và cảm nhận của người dân có quan hệ cùng chiều.

Nhà nước và Cơ quan thuế

Nhà nước và thuế khoá là hai phạm trù luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế để đảm bảo điều kiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của mình. Đồng thời, sự phát triển hệ thống thuế của các quốc gia luôn

gắn liền với sự phát triển chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá – tiền tệ.

Thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định rõ trong

Hiến pháp-đạo luật cơ bản (luật gốc) của nước ta. Điều 80 Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã quy định: "Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật". Việc quy định nghĩa vụ đóng góp của dân là một vấn đề lớn của mỗi một quốc gia, cho nên phải do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Bộ luật. Điều 84 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: "Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: làm Luật và sửa đổi Luật, quyết định chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh thuế; Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế".

Theo Nghị định số 281-HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), hệ thống thuế Nhà nước được thành lập để thực hiện công tác thu và quản lý các loại thuế và các khoản thu khác cho NSNN trong nội địa. Bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương; cơ quan thuế đặt tại địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành thuế cấp trên và Chủ tịch UBND cùng cấp; Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế là tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.

Giả thuyết H2: Thành phần Nhà nước và cơ quan thuế được người dân đánh giá càng cao thì sự cảm nhận của người dân về thuế TNCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần Nhà nước và cơ quan thuế và cảm nhận của người dân có quan hệ cùng chiều.

Nơi làm việc

Đó chính là cơ quan chi trả thu nhập bao gồm: Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền thưởng, tiền thù lao và các khoản có tính

trừ tiền thuế TNCN để nộp vàp Ngân sách Nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân.

Như vậy, có thể nói Cơ quan chi trả thu nhập chính là cầu nối giữa cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu thuế cho Nhà nước với các cá nhân chịu thuế TNCN.

Ngoài ra, đó còn là nơi mà cá nhân tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập chịu thuế của mình như đối với những cá nhân chỉ kinh doanh buôn bán nhỏ, hộ gia đình, làm thuê cho người khác,…

Giả thuyết H3: Thành phần Nơi làm việc được người dân đánh giá càng cao thì sự cảm nhận của người dân về thuế TNCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần Nơi làm việc và cảm nhận của người dân có quan hệ cùng chiều.

Cá nhân nộp thuế TNCN

Cá nhân chính là các đối tượng chịu thuế TNCN, là người trực tiếp chịu thuế TNCN. Thuế TNCN được coi là loại thuế đặc biệt và nhạy cảm vì nó có lưu ý đến hoàn cảnh của cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt, đồng thời nó cũng có ảnh hưởng tới cuộc sống của một số cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN.

Để có công bằng xã hội thì mọi người dân có thu nhập đều có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, người thu nhập nhiều, nộp nhiều, người thu nhập ít, nộp ít. Có như vậy mới tạo được sự công bằng (một cách tương đối) trong toàn xã hội.

Giả thuyết H4: Thành phần Cá nhân nộp thuế TNCN được tự bản thân người dân đánh giá càng cao thì sự cảm nhận của người dân về thuế TNCN càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần Cá nhân nộp thuế TNCN và cảm nhận của người dân có quan hệ cùng chiều.

Hình 2-2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cảm nhận của người dân về thuế TNCN

29 Luật thuế TNCN

Nhà nước và Cơ quan thuế Nơi làm việc Cá nhân nộp thuế TNCN Cảm nhân về thuế TNCN H1 H2 H3 H4

Một phần của tài liệu Thue TNCN pps (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w