Kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu nguoi dep (Trang 60)

5.2. Chuẩn bị tên thương hiệu và logo 5.3. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu 5.4. Kế hoạch marketing - quảng bá 5.5. Kế hoạch đánh giá thương hiệu

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

5.1. Kế hoạch sản xuất

Cây ổi giống có chất lượng tốt là tiền đề cần thiết để có được những quả ổi ngon. Ngày nay, việc mua cây giống khá dễ dàng vì có nhiều trại giống sản xuất, lái buôn chở cây giống đi bán khắp nơi, nhiều trại cây giống muốn giới thiệu cây giống của mình cũng đã tham gia trưng bày ở các kỳ hội chợ,… Nhưng cây giống thường không có chất lượng như mong muốn. Với số cây ổi sẵn có ông Võ Văn Hồng sẽ tự chọn lọc và sản xuất cây giống cho vườn ổi của mình bằng phương pháp chiết cành. Như vậy, quá trình sản xuất của ổi Hồng Giấy sẽ bắt đầu từ việc sản xuất giống.

Sản xuất giống:

Bảng 5.1: Kế hoạch sản xuất giống Công việc lượngSố thực hiệnNgười Thời gian

Chi phí (ngàn đồng)

1/ Chọn Giống

- Yêu cầu đối với cây giống: + Cây nhiều trái, trái to như mong muốn, phẩm chất ngon + Cây nhiều cành, cành chắc khỏe + Không sâu bệnh 180/230 cây Chủ vườn 7/07-10/073 tháng 0 2/Chiết cành 1.200 cành Tổ sản xuất 10/07-1/08 3 tháng 6.000 3/Trồng 1.000 cành Tổ sản xuất 10 ngày 1/08 1.600

Việc sản xuất giống sẽ được thực hiện với thời gian hơn 6 tháng, bắt đầu thực hiện từ tháng 7 năm 2007, thực hiện chiết 1.200 nhánh ổi với tỷ lệ hao hụt khoảng 20%, với 1.200 nhánh ổi này sẽ chăm sóc để phát triển được 1.000 cây ổi giống, chi phí cho sản xuất giống là 7,6 triệu đồng.

Chăm sóc:

Chia diện tích thành ba khu vực nhằm dễ theo dõi, giảm khối lượng công việc phải làm trong ngày, với số lao động ít vẫn có thể đảm bảo công việc, ví dự như:

• Ngày 1 & 2, chăm sóc khu vực 1 • Ngày 3 & 4, chăm sóc khu vực 2 • Ngày 5 & 6, chăm sóc khu vực 3

Công việc chăm sóc sẽ do tổ sản xuất đảm nhiệm, tổ này gồm có 4 người làm các công việc sau:

- Tưới tiêu: Vận hành hệ thống ống tưới được lấp đặt dọc theo các hàng, nhu cầu nước ở cây ổi tơ ít hơn nhu cầu nước ở cây ổi khi đã cho trái. Vì cần nhiều nước để nuôi

Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy

cành và giúp quả được to. Vì vậy, 3 - 4 ngày thì tưới một lần đối với cây chưa cho trái, 2- 3 ngày thì tưới một lần đối với cây đã cho trái.

- Bón phân: Tương tự như nhu cầu nước, nhu cầu phân của cây đang cho trái cũng nhiều hơn. Bón phân theo công thức sau:

Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 - 18, 4 lần bón/năm, mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm 1300g cho 1 cây.

Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp, mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm 2.000g cho 1 cây.

Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.

- Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh:ghi nhận những dấu hiệu ban đầu của sâu bệnh, các biện pháp tác động, hiệu quả… khi cây đã cho trái thì theo dõi các chỉ số về kích cỡ của trái, ước lượng số lượng trái mà cây thường có, các đặc điểm về phẩm chất của trái để lập cơ sở thông tin dữ liệu nhằm chọn những cây tốt, trái ngon và chủ động phòng trừ sâu bệnh.

Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 2đã có sản lượng kinh tế và sản lượng có thể đạt 30-50 tấn/ha.

Thu hoạch:

Do tổ thu hoạch đảm nhiệm

- Ổi Hồng Giấy thuộc nhóm ổi Đào cho trái quanh năm. Nhưng không nên để cây cho trái xuyên suốt mà phải có thời gian cho cây ngưng ra hoa để khai thác, duy trì tuổi thọ được lâu, đảm bảo năng suất. Biện pháp điều chỉnh là tỉa cành, cắt ngọn, cắt hoa,…

- Quả ổi phát triển khoảng 100 ngày thì có màu sáng, vỏ căng, lúc này là lúc thu hoạch tốt nhất.

- Ổi sau khi thu hoạch sẽ được phân loại, tẩy rửa và xếp vào dụng cụ chứa và chở đến các nhà phân phối.

Ổi được phân làm 3 kích cỡ: • Loại 1: 2 - 4 quả đạt 1 kg • Loại 2: 5 - 7 quả đạt 1 kg

• Loại 3: hơn 8 quả đạt 1 kg và có khuyết tật. Biện pháp để bảo quản ổi được lâu:

+ Xử lý bằng một số hóa chất như GA3.

+ Bảo quản lạnh: ở phòng lạnh độ nhiệt 5-15oC độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3-4 tuần lễ

Mười ngày sẽ bắt đầu hái trái một lần, Không thu hoạch đồng loạt một lần toàn diện tích mà phân vùng giống như phần chăm sóc. Ví dụ như:

•Ngày 7, thu hoạch vùng 1

•Ngày 8, thu hoạch vùng 2 •Ngày 9, thu hoạch vùng 3

Có thể điều chỉnh khoảng cách thời gian thu hoạch giữa các vùng tùy theo nhu cầu của thị trường. Ước lượng mỗi lần thu hoạch một gốc ổi sẽ cho năng suất từ 1- 2 kg. Mỗi khu có khoảng 300 cây. Như vậy, mỗi lần thu hoạch một khu cung cấp cho thị trường từ 300-600 kg ổi.

5.2. Chuẩn bị tên thương hiệu và logo 5.2.1. Tên thương hiệu & ý nghĩa

Ý nghĩa: Tên thương hiệu ổi Hồng Giấy là tên ghép của vợ chồng chủ vườn: “Hồng” là tên người chồng – ông Võ Văn Hồng, “Giấy” là tên người vợ - bà Dương Thị Giấy. Góc dưới bên trái là logo của ổi Hồng Giấy, góc dưới bên phải là năm kỷ niệm vườn ổi bắt đầu thành lập: năm 2002.

5.2.2. Logo & ý nghĩa

Ý nghĩa: Logo là hình tượng nửa quả ổi chẽ đôi. Vòng tròn màu hồng bên trong tượng trưng cho ruột ổi. bên ngoài là chữ Hồng Giấy được xếp thành một vòng tròn chữ màu xanh tượng trưng cho lớp thịt bên ngoài của ổi. Bao bộc bên ngoài là một khung vuông màu vàng định dáng cho logo. Bố cục chung của logo là khung vuông và những hình tròn. Người ta thường dùng sự vuông tròn để nói lên sự thuận lợi và suông sẻ, ổi Hồng Giấy chọn hình tượng này cũng nhằm tạo sự liên tưởng tốt đẹp đấy đến người tiêu dùng.

GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 45

Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy

5.2.3. Bao bì

Màu sắc của bao bì được thiết kế như sau:

Trên bao bì thể hiện các nội dung: Tên thương hiệu, logo, năm thành lập, địa chỉ và điện thoại liên lạc.

5.3. Thủ tục đăng ký bảo hộ Thương Hiệu20: đăng ký bảo hộ thương hiệu theo thể thức quốc gia.

Để được đưa vào xét cấp đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá, doanh nghiệp xin đăng ký cần lập đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan xét cấp. Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Việt Nam bao gồm các loại hồ sơ phải nộp ngay khi đăng ký và hồ sơ cần phải nộp trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đăng ký. Đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá phải tuân thủ theo những quy định chung. Cách lập tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá như sau:

- Doanh nghiệp nhận mẫu tờ khai do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành và cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo quy định về cách lập tờ khai. - Phân loại hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại hàng hoá và dịch vụ của thoả ước Nice.

Bộ hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa. Làm theo mẫu (03 bản).

- Mẫu thương hiệu (15 bản, yêu cầu nộp đồng thời với đơn).

Mẫu thương hiệu kèm theo tờ khai cũng như các mẫu thương hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước không vượt khổ 80 x 80mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhất không đựợc nhỏ hơn 15mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu thương hiệu phải

20Tham khảo từ các tài liệu sau:

Bộ kế hoạch và đầu tư, Trung tâm thông tin kinh tế xã hội quốc gia. 2004. Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Thống Kê. Từ trang 199 dến 203.

TS. Trương Đình Chiến. 2005. Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn. NXB Thống Kê. Từ trang 97 đến trang 116.

GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 46

Địa chỉ: Tổ 8, ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang : 076.660494 DĐ: 0945.607.129 – 0917.456.077

200 2

được trình bày đúng màu sắc bảo hộ, nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu thương hiệu trình bày dưới dạng đen trắng.

- Giấy phép kinh doanh (01 bản sao có công chứng, yêu cầu nộp đồng thời với đơn). - Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể, nếu đăng ký bảo hộ thương hiệu tập thể (01 bản sao, nộp đồng thời với đơn).

- Giấy ủy quyền có dấu và chữ ký của người nộp đơn (yêu cầu nộp đồng thời với đơn; bản sao giấy ủy quyền được chấp nhận tại thời điểm nộp đơn, bản gốc phải nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).

- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu thương hiệu chứa đựng những thông tin đó (01 bản, yêu cầu nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).

- Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng hình ảnh quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp (01 bản).

Thông tin cần cung cấp:

- Tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn.

- Mô tả nhãn hiệu, ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu, màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu nhãn hiệu chữ số không phải là chữ số Ả Rập hoặc chữ số La Mã thì phải dịch sang chữ số Ả Rập.

Danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu

Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thương hiệu được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam là Cục sở hữu công nghiệp.

Địa chỉ: Cục Sở hữu công nghiệp, 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện. Doanh nghiệp có thể tự mình nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hoặc thuê một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp để thay mặt mình làm và nộp đơn.

Nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá: Cục bản quyền.

Đơn sau khi nộp sẽ trải qua các bước sau

Xét nghiệm hình thức:

Nếu hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ, hợp lệ, thương hiệu hàng hoá không vi phạm các quy định thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nộp đơn doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký thông báo kết quả xem xét hình thức đơn, trong đó tuyên bố chấp nhận hoặc từ chối nhận đơn hợp lệ về thủ tục.

Xét nghiệm nội dung đơn:

Kết thúc giai đoạn xét nghiệm hình thức, nếu đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ thì đơn sẽ được chuyển sang giai đoạn xét nghiệm nội dung.

Xét nghiệm nội dung là xem xét thương hiệu hiệu hàng hóa của doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ hay không và trong thời hạn 9 tháng kể từ khi đơn được chấp nhận về thủ tục doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký thông báo kết quả xem xét nội dung đơn.

Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy

Trường hợp nội dung đơn hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được đăng bạ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá, còn khi nội dung đơn không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, doanh nghiệp sẽ bị từ chối cấp giấy cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá.

Nhận bằng chứng nhận:

Doanh nghiệp đến nhận giấy chứng nhận tại cơ quan cấp giấy chứng nhận. Doanh nghiệp phải đóng đủ các khoản lệ phí trước khi nhận bằng bảo hộ nếu không đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa coi như bị rút bỏ.

Các khoản phí và lệ phí đăng ký bảo hộ hiện nay gồm:

- Lệ phí nộp đơn (đối với mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ) 150.000 đồng - Lệ phí thẩm định nội dung (đối với nhóm sản phẩm,dịch vụ) 250.000 đồng - Lệ phí đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu 250.000 đồng - Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu 150.000 đồng - Lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu (đối với nhóm sản phẩm, dịch vụ) 450.000 đồng

Lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, Séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho cơ quan đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Công bố văn bằng

Sau khi nhận được văn bằng bảo hộ doanh nghiệp cần nhanh chóng công bố giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa trên các phương tiện thông tin cần thiết.

Văn bằng bảo hộ thương hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm, không hạn chế số lần, (Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có thể bị đình chỉ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu thương hiệu chấm dứt tồn tại hoặc không sử dụng thương hiệu đó trong năm năm liên tục).

Chủ sở hữu thương hiệu hàng hóa có các quyền sau đối với thương hiệu mà mình đăng ký: - Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu thương hiệu hàng hóa đã đăng ký, chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý khi phát hiện bên thứ ba hành vi xâm phạm quyền của mình.

- Quyền sử dụng: Chủ sở hữu có quyền gắn tên thương hiệu trên sản phẩm, bao gói hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, hoặc lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang tên thương hiệu.

- Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng), chuyển nhượng quyền sở hữu (đem bán), từ bỏ (yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ của mình hoặc không tiếp tục gia hạn văn bằng bảo hộ).

Sơ đồ 1: Trình tự xem xét đơn xin cấp

giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá

GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 49

Đ ơn h ợp lệ Nộp đơn Xét nghiệm hình thức Yêu cầu sửa chữa Từ chối chấp nhận đơn Giải quyết khiếu nại Bộ Khoa học và Công nghệ Tòa án Xét nghiệm

nội dung Yêu cầu sửa chữa

Đơn coi như bị rút bỏ Từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Giải quyết khiếu nại Bộ Khoa học và Công nghệ Tòa án Xét nghiệm nội dung

Đơn coi như bị rút bỏ Đăng bạ và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Đơn coi như

bị rút bỏ

Đơn có sai sót Không sửa chữa

Sửa chữa

Đơn không

hợp lệ Không khiếu nại

Khiếu nại Khiếu nại

(Cấp 2) Khởi kiện

Đơn cần sửa chữa Không sửa chữa

Không đáp ứng

tiêu chuẩn bảo hộ Không khiếu nại

Khiếu nại Khiếu nại

(Cấp 2) Khởi kiện Quyết định cấp Giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Không nộp lệ phí

Một phần của tài liệu nguoi dep (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w