Đầm lăn phẳng:

Một phần của tài liệu PHẦN II : CÔNG TÁC ĐẤT_CHƯƠNG 6 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤT pot (Trang 29)

- Cấu tạo bao gồm : thùng lăn, trục lăn, khung đầm, dao gạt đất v. v . . .

- Vật liệu làm thùng lăn thường lamg bằng đá, bê tông, bê tông cốt thép, thép được mắc vào trục lăn .

- Quá trình công tác: Khi đầm làm việc áp lực đơn vị của đầm lăn tác dụng vào khối đất không đều theo mỗi lớp từ trên xuống. Mặt trên đầm rất chặt thành vỏ cứng nhẵn, ở dưới lại không chặt. Sơ đồ phân bố γK theo chiều sâu của lớp đất sau khi dùng đầm lăn phẳng.

- Phạm vi ứng dụng: Thường dùng để đầm các công trình tạm không quan trọng như đê quây v. v . . .

- Nhược điểm: Đầm lăn phẳng khi sử dụng đầm nén còn sinh ra áp suất cắt làm cho đất đầm chặt bị nứt nẻ.

- Chiều dài rải đất khi dùng loại đầm lăn này không nên quá 20 - 25 cm, thường tính toán bằng biểu thức:

ho = 0,28 . w

wo q R

. .

Đối với đất rời ho = 0,35 . w

wo q R

. .

Công thức trên chỉ sử dụng khi w < wo, khi w > wo thì sử dụng không lợi w: độ ẩm thực tế; wo: độ ẩm tối ưu

* Chú ý: Khi sử dụng đầm lăn phẳng trước quả lăn có hiện tượng nổi sóng vì tổng hợp

lực do Fkéo + Q hướng về phía trước dồn những hạt đất trượt theo quả lăn. Tránh hiện tượng này trước hết dùng đầm lăn nhẹ sau dùng đầm lăn nặng. Máy kéo nhiều đầm, khi bố trí đầm lăn nhẹ trước, lăn nặng sau.

Khi đầm đất ứng suất lớn nhất trên mặt đất phải nhỏ hơn ứng suất cực hạn của đất σmax = q E

R

.

q : áp suất tuyến tính bình quân mà quả lăn gây nên trên diện tích tiếp xúc ( kg/cm2 ) cho 1 m dài quả lăn.

E : mô duyn biến dạng của đất (200kg/cm: dính 150 - 200kg/cm: rời) R : bán kính quả lăn: 80 - 90cm

Một phần của tài liệu PHẦN II : CÔNG TÁC ĐẤT_CHƯƠNG 6 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤT pot (Trang 29)