Phương pháp tính thờigian các hoạt động và độ dài đường găng:

Một phần của tài liệu tóm tắt bài giảng môn học quản lý dự án - nguyễn vũ bích uyên (Trang 74 - 77)

6.2.Lập kế hoạch cho dự án 6.2.1.Khái niệm.

6.3.2.1.2 Phương pháp tính thờigian các hoạt động và độ dài đường găng:

Thông tin quan trọng nhất cho các nhà quản lý dự án là thời gian sớm nhất và muộn nhất mà mỗi sự kiện có thể xảy ra mà không ảnh hưởng đến kế hoạch của dự án.

- Thời gian sớm bắt đầu sự kiện j : (Tjs) Ts= max (Ts +T ) (0:0) (5;5) B(3) A(5) C(8) F(4) G(5) E(7) D(7) (13;13) (17;17) (5;6) (22;22) 1 2 3 4 5 6

i∈P P là tập các sự kiện trước j.

Ti j Thời gian của hoạt động ij

Thời gian sớm nhất cho sự kiện j: là khoảng thời gian dài nhất từ sự kiện bắt đầu đến sự kiện j.

Sự kiện bắt đầu T1s = 0

- Thời gian muộn nhất cho sự kiện j :(Tjm) Tjm= max (Tim+Ti j )

i∈Q Q là tập các sự kiện sau j.

Sự kiện găng( điểm găng ) cần thoả mãn các điều kiện sau: Tjs = Tjm

Các điều kiện này cho thấy các điểm găng không có khoảng trống.

Đường găng là tập hợp các sự kiện găng, công việc nằm trên đường găng là công việc găng.Đường găng là thời gian hoàn thành dự án sớm nhất. Nếu một công việc trên găng chậm trễ thì toàn bộ dự án sẽ chậm trễ theo.Muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự án thì phải rút ngắn thời gian thực hiện các công việc găng. Do đó công việc găng là công việc cần ưu tiên.Đối với các công việc không găng, nếu thời gian chậm trễ nhỏ hơn thờigian dự trữ của công việc đó thì thời gian hoàn thành dự án không bị kéo dài.

6.3.2.1.3.Tính toán thời gian bắt đầu và kết thúc của các hoạt động (công việc):

Bên cạnh các tính toán về thời điểm tiến hành của các sự kiện, người quản lý còn cần đến thông tin về thời gian bắt đầu và kết thúc của các công việc:

ESi j : Thời gian bắt đầu sớm công việc ij ( Early Start ). EFi j : Thời gian kết thúc sớm công việc ij( Early Finish). LSi j : Thời gian bắt đầu muộn công việc ij ( Late Start ). LFi j : Thời gian kết thúc muộn công việc ij(Late Finish).

ESi j = Tis

EFi j = ESi j + Ti j = Tis + Ti j

LFi j = Tjm

LSi j = LFi j - Ti j = Tjm - Ti j

6.3.2.1.4.Tính toán các khoảng thời gian dự trữ cho các công việc:

Những thông tin về khoảng trống rất quan trọng đối với nhà quản lý dự án, người luôn phải hiệu chỉnh ngân sách và bố trí nguồn lực để đảm bảo được kế hoạch.

Biết được khoảng trống nhà quản lý có thể bố trí có hiệu quả hơn các nguồn lực với lượng thời gian có thể dịch chuyển mà không làm thay đổi thời hạn hoàn thành dự án.

Khi quản lý nhiều dự án cùng một lúc, thì đó là cơ sở cho sự sắp xếp các nguồn lực và ngân sách giữa các dự án khác nhau.

Thời gian dự trữ tự do của công việc ij : là khoảng thời gian có thể trì hoãn thực hiện công việc ij mà không ảnh hưởng đến sự kiện j.

FSi j = Tjs _ Tis + Ti j

Thời gian dự trữ toàn phần của công việc ij : là chênh lệch giữa thời gian bắt đầu muộn và thời gian bắt đầu sớm hoặc chênh lệch giữa thời gian kết thúc muộn và thời gian kết thúc sớm.

TSi j = LSi j - ESi j = LFi j - EFi j

Khoảng thời gian dự trữ toàn phần của công việc ij (TSi j ) là khoảng thời gian có thể trì hoãn tối đa của công việc ij. Nếu thời gian trì hoãn công việc ij bằng TSi j thì sự kiện j sẽ trở thành sự kiện găng.

TSi j = Tjm _ Tis + Ti j

Khoảng thời gian dự trữ chăc chắn (Ti j cc =Tjs _ Tim + Ti j ) Ti j cc = Tjs _ Tis +Tis _ Tim + Ti j Ti j cc = FSi j _ Si

Nếu công việc ij đã tiêu mất thời gian dự trữ thả nổi của sự kiện i, người chịu trách nhiệm về công việc ij chỉ còn có thể trì hoãn là Ti j cc

Khoảng dư thả nổi của sự kiện i (Si ) là khoảng thời gian có thể dịch chuyển sự kiện i mà không thay đổi thời gian hoàn thành toàn bộ dự án.( khỏang thả nổi này bằng 0 với sự kiện găng)

Một phần của tài liệu tóm tắt bài giảng môn học quản lý dự án - nguyễn vũ bích uyên (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)