Chương 5 Quản lý rủi ro trong dự án 6.1.Nguồn gốc và phân loại rủi ro đối với dự án.
6.2 Tiến trình quản lý rủi ro
Có nhiều cách tiếp cận để giải quyết rủi ro và các mối đe dọa mà nó tạo ta. Nhưng hầu hết các tiến trình về quản lý rủi ro theo cách tiếp cận bốn bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Định danh những mối đe dọa nào tồn tại. Xác định tất cả những điểm không chắc chắn đáng kể, các mối đe dọa cụ thể có thể xảy ra suốt cuộc đời dự án.
- Phạm vi của dự án:
- Khách hàng bổ sung phạm vi hoặc các tính năng. - Công việc không thể định nghĩa chính xác. - Các tiêu chí của dự án thay đổi.
- Phạm vi được đánh giá thấp. - Lịch biểu của dự án:
- Thời hạn dự án được đánh giá thấp.
- Khi thực hiện dự án, ngày hoàn thành dự án thay đổi. - Ngày kết thúc không hiện thực.
- Những ý kiến tán thành sự chậm trễ của dự án. - Các đợt xem lại của các giới quản lý làm chậm dự án. - Tiếp thị:
- Các kỳ vọng của người dùng không hiện thực. - Các yêu cầu của thị trường thay đổi.
- Giá bán thay đổi. - Doanh thu thay đổi. - Vật liệu:
- Thay đổi các nguồn cung ứng và tính sẵn có của vật liệu. - Phối hợp không tốt giữa các vật liệu hiện có.
- Độ tin cậy của bên cung ứng thấp. - Độ tin cậy của vật liệu thấp.
- Chất lượng không đạt yêu cầu - Giá vật liệu tăng.
- Thiết bị:
- Độ tin cậy thấp
- Không tương thích với hệ thống hiện tại. - Công dụng không phù hợp với người dùng. - Khả năng thích ứng kém.
- Các nguồn lực:
- Các thành viên trong đội thay đổi. - Thay đổi chế độ tiền lương.
- Tính không sẵn có của các nguồn lực. - Các mứctiêu hao không phù hợp. - Tổ chức:
- Vai trò, trách nhiệm của các thành viên dự án không rõ ràng. - Ủy quyền tồi.
- Mối quan hệ giữa các bộ phận không tốt. - Thiếu sự phối hợp đúng đắn.
- Truyền thông kém. - Cá nhân:
- Các kỳ nghỉ, đau ốm.
- Gia đình và các vấn đề khác. - Các quyền lợi mâu thuẫn.
- Các trò giải trí bên ngoài - Các vấn đề đạo đức - Các vấn đề luân lý. - Mối quan hệ con người:
- Mâu thuẫn giữa các cá nhân - Các kỹ năng không khớp nhau - Các vấn đề sức khỏe và an toàn - Các vấn đề về tính đa dạng - Các ảnh hưởng bên ngoài:
- Thời tiết, tai họa tự nhiên. - Các qui định của chính phủ - Các vấn đề về bằng sáng chế - Các rào cản văn hóa
- Các căng thẳng chính trị - Các thay đổi xu hướng kinh tế - Hình ảnh công ty tồi đi
- Vị trí pháp lý không thuận lợi
Bước 2: Định lượng các mối đe dọa. Thu thập các thông tin chi tiết về các vấn đề tiềm ẩn mà chúng ta định danh ở bước 1(Thông tin về miền kết quả, qui luật phân bố và các xác suất xảy ra rủi ro) Làm rõ bản chất và mức độ của vấn đề, cũng như các hiệu ứng của nó.
Bước 3: Xác định và phân tích những mối đe dọa cần được quan tâm nhiều nhất. Có rất nhiều mối đe dọa cho dự án, để tập trung vào một số mối đe dọa lớn người ta thường dùng cách đơn giản và phổ biến nhất là đưa ra các phán đoán chủ quan về hai đặc tính của các vấn đề tiềm ẩn đó là xác suất và sự tác động. Xác suất là khả năng mà vấn đề tiềm ẩn sẽ xảy ra. Tác động là sự thay đổi lợi ích của dự án. Sau khi xác định được xác suất và tác động của vấn đề tiềm ẩn sẽ xảy ra, ta xác định các vấn đề có mối đe dọa cao.
Bước 4: Ứng phó với các mối đe dọa. Xác định các cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết vấn đề tiềm ẩn có mối đe dọa cao. Nội dung của bước này đánh giá và lựa chọn phương án ứng phó và lập kế hoạch hành động cụ thể.