Chương 5 Quản lý rủi ro trong dự án 6.1.Nguồn gốc và phân loại rủi ro đối với dự án.
6.4.2.3 Phân tích lạm phát trong trường hợp dự án phải nộp thuế thu nhập.
Sự phân tích ở phần trên có tính đến yếu tố lạm phát nhưng chưa tính đến thuế thu nhập. Khi không tính đến thuế thu nhập, lãi suất chiết khấu danh nghĩa phản ánh tỷ lệ lạm phát dự kiến trong tương lai, sao cho sự thay đổi về tỷ lệ lạm phát không làm thay đổi lãi suất thực dự kiến. Trong chương trước chúng ta đã xem xét hiệu ứng của thuế nhưng không xét đến lạm phát một cách căn bản. Nói chung các nhà đầu tư chịu thuế có mức thu nhập sau thuế thấp hơn so với nhà đầu tư không phải nộp thuế thu nhập. Nhưng giữa các hiệu ứng thuế và hiệu ứng lạm phát có một mối tương tác với nhau.
Nếu nhà đầu tư huy động vốn vay và phải nộp thuế thu nhập với thuế suất thuế thu nhập là T, nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến là j, ta có lãi suất thực r là:
Nếu tỷ lệ lạm phát bằng 0 hay j=0 ta có lãi suất vay sau thuế r = R(1-T).
Nếu thuế suẩt thuế thu nhập là 20%, tỷ lệ lạm phát là 5%, nếu lãi suất danh nghĩa của khoản vay nợ là 10% ta có lãi suất thực có tính đến lạm phát và thuế như sau:
Với tỷ lệ lạm phát dương, lợi nhuận sau thuế của một nhà đầu tư chịu thuế có thể âm cho dù lãi suất danh nghĩa trước thuế dương.
Giả sử dự án ở ví dụ trên phải nộp thuế thu nhập tỷ lệ lạm phát là 5% với thuế suất thuế thu nhập bằng 20%. Tài sản cố định được khấu hao đều.
Ta có dòng tiền như sau:
t 0 1 2 3 4 5 CFBT -1000 400.1,051 400.1,052 400.1,053 400.1,054 400.1,055 Khấu hao 200 200 200 200 200 CFBT(1-T) -1000 320.1,051 320.1,052 320.1,053 320.1,054 320.1,055 D.T 40 40 40 40 40 1 + 0,05 r = 0,1(1- 0,2) – 0,05 = 0,714 = 7,14% 1 + j r = R(1-T) - j
NPV = 345,57 triệuđ
Phân tích dự án ưu tiên sử dụng các giá cố định, với việc cho rằng lạm phát tác động như nhau tới hầu hết các giá. Tuy vậy, ngay cả khi lạm phát chỉ đơn giản là sự vận động trong mức giá chung, nó có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận và tình trạng thanh toán của dự án.
Có hai tác động thường xảy ra của lạm phát, thứ nhất là sự gia tăng chi phí do lạm phát có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng về thanh toán, nếu việc tài trợ không điều chỉnh phù hợp với lạm phát. Lạm phát làm giảm giá trị thực của các khoản tiền mặt.Thứ hai lạm phát làm giảm lãi suất thực tế nếu lãi suất danh nghĩa không được điều chỉnh theo mức tăng giá và làm giảm giá trị thực tế của các khoản nợ gốc. Kết quả lợi nhuận của những người chủ sở hữu có thể tăng đáng kể nhờ lạm phát.
Trong những thời kỳ mà giá cả thay đổi nhanh chóng, các nhà kinh doanh thường nghi vấn việc áp dụng dòng tiền danh nghĩa. Việc bảo toàn sức mua của tiền trở thành mục tiêu của doanh nghiệp. Có thể phân tích dự án đầu tư theo dòng tiền danh nghĩa hoặc dòng tiền thực, nhưng phải thực hiện phân tích một cách nhất quán. Nếu áp dụng đơn vị tính là sức mua (dòng tiền thực) thì không được áp dụng lãi suất danh nghĩa (quan sát được). Nếu dòng danh nghĩa không được điều chỉnh theo sức mua thì không được áp dụng lãi suất thực để tính toán.