Kinh nghiệm từ những bài nghiên cứu trước còn cho thấy yếu tố lạm phát (INFL) và sự thay đổi tài khoản vãng lai (CA) cũng ảnh hưởng đến mức độ vô hiệu hóa.
Trong nghiên cứu của Aizenma và Glick (2008), hai tác giả cũng đã chạy một mô hình và cho ra được kết quả.Kết quả đó cho thấy rằng yếu tố lạm phát từ
những thay đổi trong GDP thực dựa trên cơ sở quản lý về việc nắm giữ tài sản nội
địa của NHTW có tác động tới sự vô hiệu hóa của các dòng vốn được tài trợ từ bên ngoài. Và kết quả này còn chỉ ra rằng những nước đang phát triển đang tăng dần mức độ vô hiệu hóa trong những năm gần đây để có thể vững mạnh hơn trong việc khắc phục sức ép của lạm phát bằng những biện pháp trực tiếp, kết quả này cũng
trùng khớp với nghiên cứu của Nirvikar Singh và T.N. Snirivasan (2004). Áp dụng mô hình cho Trung Quốc có được kết quả phù hợp với hai nghiên cứu trên.
Bảng 3:Bảng hồi quy với việc thêm biến phụ lạm phát INFL cho Trung Quốc. Thống kê F kiểm định giả thuyết với mức ý nghĩa 1%, 10% được đánh dấu
tương ứng với *, **, kiểm định hai bên.
∆DC/RM01 = β1 * ∆FR/RM +β2 * ∆GDP +β3 * INFL + C Variable Coefficient ∆FR/RM -0.813003 (-3.50167)* ∆GDP 0.047928 (1.204629)** INFL 0.004755 (1.538869)** C 0.012645 -0.929053 R-squared 0.614192 Adjusted R-squared 0.562944
Period Sample Quý 1/1999 - Quý 3/2011
Kết quả hồi quy cho thấy hệ số β3 = 0.004755 ở mức ý nghĩa 10%, tương tự như sự thay đổi trong GDP, chỉ số INFL có tác động không lớn với mức độ phản
ứng vô hiệu hóa, tuy nhiên việc thêm biến này làm cho mô hình đáng tin cậy hơn, theo đó chỉ số R2 và R2 điều chỉnh đều tăng.
Một số nghiên cứu khác cho thấy tình hình cuộc khủng hoảng vào những
năm đầu 90 của các nền kinh tế mới nổi, các nhà làm chính sách nổ lực hạn chế
những dòng vốn. Họ đã cố gắng vô hiệu hóa các dòng vốn thông qua việc bán các trái phiếu nội địa trên thị trường mở và tăng yêu cầu dự trữ. Những can thiệp vô hiệu hóa rất lớn, một ví dụ điển hình trong giai đoạn này là Chile, việc vô hiệu hóa các can thiệp tỷ giá làm tăng tỉ số dự trữ quốc tế và từ cơ sở tiền là 3.5 năm 1990 lên đến 6.0 năm 1993. Đây cũng là một mẫu hình được lặp lại ở khá nhiều nước có nền kinh tế mới nổi vào những năm 90 khi mà các dòng vốn bắt đầu phát triển ra khắp thế giới.Vô hiệu hóa ngày càng trở thành một chính sách phổ biến bậc nhất nhằm tác động lên dòng vốn vào, nó được nhận xét rằng để thực hiện đạt được mục tiêu thì có rất nhiều yếu tố phức tạp cần phải quan tâm. Mối quan tâm được đặt ra trên việc thực hiện chính sách nhưng lại không hiệu quả, từ đó dẫn đến những hiệu
ứng không mong đợi, chính sách thu hút được nguồn vốn vào đặc biệt là những dòng vốn ngắn hạn dẫn đến việc mở rộng hơn là thu hẹp các nhu cầu tổng thể. Điều
này được giải thích theo mô hình Mundell-Fleming (MF), hướng tới một viễn cảnh
là các nhà điều hành chính sách có một tỷ giá mục tiêu và cố gắng mở rộng lưu
chuyển vốn. Theo MF (Mundell 1962), hiệu quả của vô hiệu hóa phụ thuộc vào hệ
thống tỷ giá mà quốc gia đó theo đuổi và giảm sự can thiệp vào thị trường tài chính quốc tế. Trong một trường hợp xấu nhất, hệ thống tỷ giá là cố định và quốc gia có nhiều phương thức can thiệp vào thị trường tài chính quốc tế, trong trường hợp này, vô hiệu hóa sẽ được tháo gỡ bởi khu vực tư do những dòng vốn vào bù lại và lãi suất không thay đổi. Lãi suất nắm giữ bên ngoài lẫn lãi suất nội địa được xác định bằng lãi suất quốc tế. Chi phí dòng vốn cũng không thay đổi do một hành động của
NHTW. Theo đó, mô hình của MF có khả năng giải thích được việc tại sao vô hiệu hóa không hiệu quả, nhưng cách giải thích máy móc này lại không phù hợp cho các
nước có nền kinh tế mới nổi. Ví dụ ở Chile, theo MF thì do NHTW không có khả năng thu hẹp trạng thái tiền tệ của mình và sau đó dẫn đến việc tỷ giá peso tăng.
Nhưng, một trong những bằng chứng thật sự đưa ra thì nguyên nhân dẫn đến sự tăng tỷ giá này là do việc thực hiên vô hiệu hóa, và vấn đề nằm ở chỗ có sự liên kết giữa tăng tỷ giá, tác động giá tài sản và tác động đầu tư thực. Trong bài nghiên cứu của Ricardo J.Caballero và Arvind Krishnamurthy (2001), họ đã chú ý đến điểm này và nổ lực tìm lời giải thích hoàn hảo nhất. Họ đã đưa ra một nền tảng mới về sự
không hiệu quả của chính sách vô hiệu hóa cần phải hiểu theo một hình thức khác
đó chính là kết quả ngược lại sự mong đợi. Trong nghiên cứu này họ đã đưa ra hai đề nghị đó là khi quan sát. Thứ nhất, phân tích một cách đầy đủ nhất về vô hiệu hóa cần phải nhìn vào hiệu quả chi phí bằng đô la chứ không chỉ có chi phí bằng nội tệ.Thứ hai là nếu các công cụ được sử dụng khi can thiệp vô hiệu hóa là “không lỏng”2, cần phải nắm được tỷ giá kỳ vọng tương lai vì chi phí bằng đô la của vốn có thể thấp hơn việc tăng lên bởi vô hiệu hóa.
Tiếp theo, phải kể đến tác động của thành phần dòng thu trong cán cân thanh toán. Quy mô mà NHTW quản lý việc nắm giữ tài sản nội địa phụ thuộc vào dòng thu dự trữ kết hợp với dòng tiền từ cán cân vãng lai, kiểm chứng bằng cách chạy mô hình cho kết quả các hệ số đều có ý nghĩa.
Bảng 4: Bảng kết quả hồi quy với việc thêm biến CA3 của các quốc gia Trung Quốc.Thống kê F kiểm định giả thuyết với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% được
đánh dấu tương ứng với *, **, *** kiểm định hai bên.
∆DC/RM01 = β1 * ∆FR/RM +β2 * ∆GDP +β3 * INFL + β4 * ∆CA + C (3) Variable Coefficient ∆FR/RM -0.773036 (-3.481561)* ∆GDP 0.041388 (1.088039)*** INFL 0.00515 (1.745011)*** ∆CA -0.026045 (-2.364339)** C 0.010689 2 Dễ chuyển thành tiền 3
-0.821902
R-squared 0.701022
Adjusted R-squared 0.638891
Period Sample Quý 1/1999 - Quý 3/2011 Included observations 50
β4 = -0.026045, mức ý nghĩa 10% điều này có nghĩa là thay đổi trong tài khoản vãng lai tác động ngược chiều lên tài sản tín dụng nội địa ròng. Nói một cách khác là sự vô hiệu hóa chịu tác động từ sự thay đổi trong tài khoản vãng lai ở mức khoảng 2.6%.
Cuối cùng, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi là những đại diện tiêu biểu cho những thị trường tài chính còn chưa phát triển và liên kết vẫn còn lỏng lẻo với thị trường tài chính thế giới, không hiệu quả và hiệu quả đi ngược lại sự mong muốn được nhận biết như là một khả năng thực được phản ánh như là một vấn đề về
cấu trúc của hệ thống tỷ giá hay do hệ thống tiền tệ. Ngoài ra, khi cân nhắc việc thực một chính sách vô hiệu hóa cần phải quan tâm đến các chi phí thực hiện vô hiệu hóa vì nó sẽ dẫn đến những áp lực trong tương lai có khả năng không thể tiếp tục thực hiện được chương trình nguyên nhân là do những gánh nặng nợ không hợp lý ở mức cao do vô hiệu hóa phát sinh.